Phá Tam Giang là đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á. Nếu đến Huế, bạn nên ghé thăm Phá Tam Giang để biết được vẻ đẹp bình yên và thân thượng đến nao lòng của Huế. Nơi đây thật yên bình, một vẻ đẹp nhẹ ru của mảnh đất cố đô luôn hiện hữu trong đây.

Phá Tam Giang

Cách thành phố Huế khoảng 12 km, phá Tam Giang thuộc địa phận của bốn huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà và Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế. Nơi đây mang một vẻ đẹp bình dị, thanh bình giữa vẻ đẹp trầm mặc, trữ tình của xứ Huế mộng mơ.

Phá Tam Giang buổi chiều hoàng hôn

Buổi chiều hoàng hôn

Phá Tam Giang nổi tiếng là vùng đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á. Nó mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, vắng lặng khiến bất kỳ ai đến đây cũng đều thán phục, trầm trồ khen ngợi. Đây là một phá nằm trong hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai. Diện tích khoảng 52 km², trải dài khoảng 24 km theo hướng tây tây bắc-đông đông nam từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương, thuộc địa phận của ba huyện là Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế. Phá có độ sâu từ 2m đến 4m, có nơi sâu tới 7m, là nơi hội tụ của 3 con sông lớn là sông Ô Lâu, sông Hương và sông Bồ trước khi đổ ra biển qua cửa Thuận An.

Phá Tam Giang luôn đẹp mỗi thời điểm

Nét đẹp bình dị

Nếu ai đã từng yêu một phá Tam Giang dịu ngọt, hẳn sẽ bất ngờ khi một chiều hoàng hôn buông xuống hững hờ. Ráng chiều nhuộm cả không gian một màu đỏ rực rỡ. Tam Giang từ cô gái đẹp dịu dàng hóa thân nàng công chúa lộng lẫy kiêu sa. Mặt nước trong xanh nhường chỗ cho ánh mắt dữ dội của mặt trời. Và chúng ta, những người khách qua đường chỉ có thể ngẩn ngơ ngắm nhìn và trao trọn tình yêu của mình cho cả một vùng đất.

Chợ nổi trên phá Tam Giang

Chợ nổi

Chẳng hiểu vì lẽ gì, phá Tam Giang cứ khiến chúng ta hình dung về một cô gái đẹp. Chắc vì nước ở đây mặn mòi quá, mà hương lúa ở những cánh đồng cạnh bên cũng ngọt ngào quá chừng. Chợ nổi là một trong những đặc trưng của vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á này. Các phiên chợ nổi thường họp từ lúc 4h và tan khi bình minh ló rạng, thường vào khoảng 6-7h. Không đông đúc và đa dạng như những chợ nổi miền Tây Nam Bộ, chợ nổi ở đây chủ yếu mua bán các loại thủy sản của vùng đầm phá.

Tới đây, bạn không nên bỏ lỡ cơ hội ghé thăm làng chài Thái Dương Hạ. Đó là một ốc đảo nhỏ trên phá. Xung quanh làng là nước được bao phủ bốn bề, làng chài cổ xưa hàng trăm năm vẫn tồn tại và phát triển đến ngày nay. Đến đây, du khách sẽ có những điều thật thú vị để khám phá về văn hoá. Mang trong mình vẻ đẹp hài hòa giữa đình làng truyền thống của người Việt lại ẩn sâu trong mình nét văn hóa đặc trưng của đền miếu tỉnh Thừa Thiên.

Phá Tam Giang hình thành như thế nào?

Tam Giang là tên của một vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á, với nhiều thủy, hải sản và là một vùng đất phát triển du lịch đầm phá.

Theo Đại Nam nhất thống chí, phá Tam Giang được gọi là biển cạn (Hạc Hải), đến năm 1821 mới đổi lại là Tam Giang. Tài liệu này cũng giải thích sở dĩ có tên phá Tam Giang là do sông khi đổ ra phá đã chia ra làm ba ngã: “Từ sông Lương Điền (sông Ô Lâu) chảy xuống phá, về phía Tây Nam dòng nước đổ vào một là cửa sông Tả, một là cửa sông Trung, một là cửa sông Hữu, mỗi dòng đều chảy 2 – 3 dặm mà vào, nên gọi là phá Tam Giang”. Quảng Điền là huyện có diện tích mặt nước rộng lớn, khoảng 22.000 ha, nơi đây có nhiều tài nguyên động, thực vật phong phú.

Tam Giang còn là tuyến đường thủy quan trọng, là cầu nối cho sự giao lưu, thông thương phát triển kinh tế, là vùng đất có nguồn lợi về thủy sản, là điểm tiếp nối vùng kinh tế nông thôn ven biển với khu đô thị thành phố Huế. Để từng bước khai thác tiềm năng của vùng đầm phá rộng lớn này, những năm qua Quảng Điền đã tổ chức thành công lễ hội “Sóng nước Tam Giang” và đã để lại nhiều dấu ấn với du khách trong và ngoài địa phương.

Tin tức liên quan

Top khách sạn gần bãi biển Mỹ Khê đáng trải nghiệm
Điểm đến
Top khách sạn gần bãi biển Mỹ Khê đáng trải nghiệm
Nếu trong dịp lễ sắp tới, bạn có một chuyến du lịch Đà Nẵng và đang muốn tìm một khách sạn gần bãi biển...
Cao lầu Đà Nẵng – Top 10+ quán ngon nổi tiếng nhất
Điểm đến
Cao lầu Đà Nẵng – Top 10+ quán ngon nổi tiếng nhất
Cao lầu là món đặc sản dân dã, mang đậm bản sắc văn hóa, ẩm thực truyền thống của người dân xứ Quảng. Sợi...
Hội quán Phúc Kiến Hội An – Di sản trong lòng phố cổ
Điểm đến
Hội quán Phúc Kiến Hội An – Di sản trong lòng phố cổ
Hội quán Phúc Kiến là nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu – một địa điểm tín ngưỡng của người dân Hội An. Nơi đây...
Làng rau Trà Quế – Dấu ấn của làng quê yên bình, mộc mạc
Điểm đến
Làng rau Trà Quế – Dấu ấn của làng quê yên bình, mộc mạc
Bên cạnh các địa điểm du lịch cổ kính, những bãi biển tuyệt đẹp, Hội An còn được biết đến với làng rau Trà...