Chùa Nam Sơn ở Đà Nẵng không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng mà còn là một điểm tham quan nổi tiếng, thu hút nhiều du khách ghé thăm. Để tìm hiểu chi tiết hơn về ngôi chùa này, hãy cùng D&K Travel khám phá ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Đôi nét về chùa Nam Sơn

Chùa Nam Sơn, nằm tại Cẩm Nam, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, được thành lập vào năm 1962 bởi đạo hữu Nguyễn Văn Châu và các đệ tử nhiệt tình trong vùng. Trải qua hơn 50 năm, ngôi chùa đã qua nhiều lần trùng tu và hiện nay do Đại Đức Thích Huệ Phong trụ trì.

Chùa Nam Sơn Đà Nẵng nổi bật với kiến trúc độc đáo do Đại đức Thích Huệ Phong thiết kế, nằm trên khu đất rộng 10.000m2. Qua nhiều lần trùng tu và tôn tạo, chùa đã mở rộng thêm nhiều khu vực như Thiền viện, Hội trường, ao Phóng Sanh, Chánh điện, bãi đậu xe, và nhà khách.

Khi đến thăm chùa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một khung cảnh uy nghi, tráng lệ nhưng lại rất thanh tịnh và yên bình. Với diện mạo mới lạ và khác biệt, nơi này không chỉ là nơi hành hương Phật giáo mà còn là điểm du lịch thu hút nhiều du khách.

Đôi nét về chùa Nam Sơn (Nguồn: Sưu tầm)

Thời điểm ghé thăm chùa đẹp nhất

Trước khi đến chùa Nam Sơn, hãy lên kế hoạch linh hoạt cho hành trình khám phá các địa điểm du lịch tại Đà Nẵng để tránh làm lỡ lịch trình. Bạn có thể ghé thăm chùa vào bất kỳ thời gian nào, miễn là trong khung giờ mở cửa của chùa.

Theo kinh nghiệm của D&K Travel, nếu bạn đến để hành lễ, tốt nhất là nên đi vào sáng sớm hoặc buổi tối. Còn nếu bạn là người thích chụp ảnh, thì nên đến vào buổi sáng trước 10h trưa hoặc chiều mát để có những bức hình đẹp và sáng.

Vào cuối tuần hoặc các ngày lễ Phật, đặc biệt là dịp Tết Nguyên Đán, lượng khách đến chùa rất đông. Nếu bạn dự định ghé thăm trong khoảng thời gian này, nhớ sắp xếp đi sớm một chút.

(Nguồn: Sưu tầm)

Những điểm check-in tại chùa Nam Sơn

Cây đèn lồng

Chùa Nam Sơn còn được ví như “Hội An giữa lòng Đà Nẵng” nhờ vào hàng loạt chiếc đèn lồng đỏ đặc trưng của phố Hội được treo đầy khắp lối vào và cả trên các cành cây. Sự kết hợp giữa sắc đỏ của đèn lồng và màu xanh của lá cây tạo nên một cảnh quan nổi bật. Đặc biệt, khi đêm về, đèn lồng sáng rực tạo nên không gian lung linh, huyền ảo.

(Nguồn: Sưu tầm)

Hồ phóng sanh

Đây là một địa điểm không thể bỏ lỡ khi tham quan chùa Nam Sơn. Hồ nằm ở trung tâm chùa với nước xanh ngọc bích, xung quanh là lối đi hình chữ thập dẫn vào mọi ngóc ngách. Tại đây, bạn có thể ngắm nhìn đàn cá bơi lội và nghe tiếng nước chảy, mang lại cảm giác thư thái, dễ chịu. Nơi này không chỉ là điểm lý tưởng để tận hưởng sự an yên mà còn cho ra đời nhiều bức ảnh check-in đẹp mắt.

(Nguồn: Sưu tầm)

Khu nhà khách

Khu nhà khách của chùa được thiết kế theo kiến trúc mở, nơi du khách và Phật tử có thể nghỉ ngơi, thưởng trà và ngắm nhìn quang cảnh xung quanh. Công trình rộng rãi với những bộ bàn ghế gỗ chạm khắc tỉ mỉ. Đây cũng là nơi lý tưởng để sáng tạo nghệ thuật, vẽ tranh về thiên nhiên, cuộc sống, và cảnh chùa.

(Nguồn: Sưu tầm)

Khu chánh điện

Chánh điện của chùa Nam Sơn được thiết kế công phu với ba gian chính, mang đậm phong cách kiến trúc miền Bắc thời xưa kết hợp với lối trang trí của Huế. Không gian này được sơn son thiếp vàng với tượng Phật uy nghi, hai bên là Hộ Pháp. Từ xa hay từ trên cao nhìn xuống, Chánh điện trông như một lầu tháp giữa cảnh quan tuyệt đẹp được bài trí sống động, hợp lý.

(Nguồn: Sưu tầm)

Đình Vọng Nguyệt

Đình Vọng Nguyệt là một trong những công trình nổi bật nhất của chùa, nơi lý tưởng để ngắm trăng và bầu trời đầy sao. Đình được đặt ở vị trí thoáng đãng với tầm nhìn rộng, lý tưởng để du khách chụp những bức hình “sống ảo” đầy thư thái, nhẹ nhàng.

(Nguồn: Sưu tầm)

Vườn “ thượng uyển”

Vườn “thượng uyển” của chùa Nam Sơn gợi nhớ đến khu vườn trong các câu chuyện truyền thuyết về vua chúa. Không gian rộng rãi, tràn ngập cây xanh, cây ăn quả và đủ loại hoa tạo nên không khí trong lành, mát mẻ. Tiếng chim hót và tiếng nước chảy róc rách tạo nên một bản nhạc du dương, làm dịu lòng người. Đây là nơi lý tưởng để tìm chút bình yên, xua tan cái nóng của mùa hè.

(Nguồn: Sưu tầm)

Cầu Tam Tạng

Cây cầu Tam Tạng nằm trong khuôn viên vườn hoa, được thiết kế hình cánh cung và sơn màu cam gạch nổi bật. Cầu được bao quanh bởi cây cối xanh mướt và nhiều loài hoa sắc màu. Du khách có thể dừng chân tại đây để vãn cảnh, tận hưởng không khí trong lành, và lưu lại những bức hình đẹp.

(Nguồn: Sưu tầm)

Cầu Đồng Tử

Cầu Đồng Tử nằm bên cạnh cầu Tam Tạng và cũng là nơi lý tưởng để vãn cảnh. Cầu có thiết kế đơn giản nhưng nổi bật với màu sắc tươi sáng và những chi tiết chạm trổ tinh xảo. Để có những bức hình ấn tượng tại đây, bạn nên chọn trang phục mang phong cách cổ điển.

Những điểm tham quan nổi tiếng gần chùa

Ngũ Hành Sơn

Chùa Nam Sơn cách Ngũ Hành Sơn khoảng 6km, mất hơn 10 phút đi xe. Ngũ Hành Sơn là một danh thắng nổi tiếng của Đà Nẵng, với năm ngọn núi đại diện cho Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ, cùng hệ thống hang động và chùa chiền đặc sắc.

Chỉ với 40.000 VNĐ cho một tấm vé, bạn có thể khám phá động Quan Âm, động Huyền Không, tham quan chùa Linh Ứng, và thưởng ngoạn cảnh non nước, biển cả tuyệt đẹp từ trên cao.

Bãi biển Non Nước

Nếu bạn tiếp tục di chuyển thêm một đoạn nữa, khoảng 8 km từ chùa Nam Sơn Đà Nẵng, bạn sẽ đến bãi biển Non Nước. Đây là một bãi biển đẹp và hấp dẫn không kém gì bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng.

Nếu bạn yêu thích ngắm cảnh biển, tắm biển, hòa mình vào làn nước trong xanh mát lạnh, hoặc tham gia các trò chơi trên biển, thì bãi biển Non Nước là một lựa chọn tuyệt vời. Ngoài ra, khu vực này cũng có nhiều khách sạn và resort để bạn tham khảo nếu cần nơi lưu trú.

Chùa Quan Âm

Chùa Quan Âm Đà Nẵng là một ngôi chùa linh thiêng nằm dưới chân núi Kim Sơn, thuộc hệ thống danh thắng Ngũ Hành Sơn. Được xây dựng vào năm 1957 bởi Hòa thượng Thích Pháp Nhãn, chùa Quan Âm là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Đà Nẵng.

Chùa được thiết kế theo lối kiến trúc cổ kính, với mái ngói đỏ, tường vàng, và các cột gỗ vững chãi. Bên trong chùa có tượng Phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt được đặt trang nghiêm trên bệ đá cao.

Chùa Quan Âm là một điểm đến du lịch tâm linh nổi tiếng, thu hút hàng triệu lượt du khách đến tham quan và chiêm bái mỗi năm.

Một vài lưu ý khi ghé thăm chùa

Khi tham quan chùa Nam Sơn, cũng như khi đến các ngôi chùa linh thiêng khác, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Trong quá trình tham quan, hãy giữ gìn trật tự, không chen lấn, chạy nhảy hay sử dụng lời nói không lịch sự. Nên đi nhẹ, nói khẽ để duy trì không khí tôn nghiêm nơi cửa chùa.
  • Khi đến chùa, bạn nên chọn trang phục phù hợp. Tránh mặc váy ngắn, quần đùi, hoặc những bộ đồ hở hang phản cảm. Tốt nhất là mặc quần dài, áo có tay hoặc một chiếc đầm dài kín đáo.
  • Ngôi chùa này không thu vé tham quan, kể cả phí giữ xe. Vì vậy, bạn không cần mang quá nhiều tiền mặt khi đến lễ Phật, để tránh tình huống rơi rớt hoặc bị móc túi.
  • Luôn nhớ rằng, nếu muốn chụp ảnh tại chùa, bạn nên xin phép quản lý trước. Hãy tuân theo hướng dẫn về khu vực nào được chụp và khu vực nào không được phép chụp.

Chùa Nam Sơn Đà Nẵng không chỉ là một ngôi chùa linh thiêng và cổ kính, mà còn nổi bật với kiến trúc độc đáo và không gian xanh mát, tuyệt đẹp. Ngôi chùa như một điểm nhấn tinh tế giữa lòng thành phố sầm uất, nhộn nhịp, mang đến cho du khách cảm giác thư giãn và bình yên khi ghé thăm. Nếu có dịp đến Đà Nẵng, đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá địa điểm du lịch đầy hấp dẫn này.

Tin tức liên quan

Kinh nghiệm du lịch Huế Đà Nẵng đầy đủ A – Z
Điểm đến
Kinh nghiệm du lịch Huế Đà Nẵng đầy đủ A – Z
Du lịch Huế Đà Nẵng như thế nào? Ở đâu? Ăn gì, chơi gì? Đây là những câu hỏi mà bất kỳ ai đang...
Bỏ túi kinh nghiệm càn quét Chợ Cồn Đà Nẵng
Điểm đến
Bỏ túi kinh nghiệm càn quét Chợ Cồn Đà Nẵng
Chợ Cồn Đà Nẵng là một điểm đến rất thú vị, nơi bạn có thể khám phá nhiều điều độc đáo mà khó có...
Bỏ túi cẩm nang khám phá bãi Rạng Đà Nẵng chi tiết
Điểm đến
Bỏ túi cẩm nang khám phá bãi Rạng Đà Nẵng chi tiết
Bãi Rạng Đà Nẵng là một điểm đến quen thuộc của giới trẻ với làn nước êm dịu, thác nước nhẹ nhàng và bãi...
Khám phá nét đẹp tự nhiên tại hồ Hòa Trung Đà Nẵng
Điểm đến
Khám phá nét đẹp tự nhiên tại hồ Hòa Trung Đà Nẵng
Hồ Hòa Trung là điểm đến lý tưởng để tạm rời xa khói bụi thành phố, đặc biệt vào những ngày hè oi ả...