Các làng nghề truyền thống ở Huế, nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa lâu đời và tinh hoa thủ công Việt Nam. Tìm hiểu quá trình làm nón lá bài thơ, tranh làng Sình, hương trầm và nhiều sản phẩm độc đáo khác gắn liền với đời sống và con người xứ Huế. Đây là hành trình thú vị để bạn hiểu hơn về giá trị văn hóa, lịch sử và vẻ đẹp tinh tế của Cố đô Huế. Hãy cùng D&K Travel khám phá nhé!
Làng nghề truyền thống ở Huế – Làng nón lá Tây Hồ
Nón lá là vật dụng quen thuộc, gắn bó với người Việt từ bao đời nay. Không chỉ đơn thuần che mưa, che nắng, nón lá còn trở thành hình ảnh gần gũi, thân thuộc trong đời sống, đặc biệt với phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh thiếu nữ Huế trong tà áo dài thướt tha, tay cầm chiếc nón bài thơ, đã làm say đắm biết bao tâm hồn yêu cái đẹp.
Nghề làm nón lá ở Huế đã được gìn giữ và truyền qua nhiều thế hệ, trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa nơi đây. Nón lá Huế bắt nguồn từ làng Tây Hồ, thuộc xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 12 km. Ghé thăm làng nghề truyền thống ở Huế này, bạn sẽ ấn tượng với sự khéo léo và sáng tạo thể hiện qua từng chiếc nón. Nơi đây nổi tiếng không chỉ bởi sự tỉ mỉ trong từng đường kim mũi chỉ, mà còn bởi những bức tranh và câu thơ tinh tế, tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của nón bài thơ xứ Huế.
Để tạo nên một chiếc nón lá hoàn chỉnh, các nghệ nhân phải sử dụng lá gồi và lá dứa – hai nguyên liệu chính, và trải qua đến 15 công đoạn khác nhau. Từ việc hái lá trên đồi, chọn lọc, sấy khô, ủi lá, đến cắt lá, tạo khung, chằm nón… tất cả đều đòi hỏi sự khéo léo và cẩn thận. Mỗi chiếc nón không chỉ là sản phẩm thủ công mà còn là tâm huyết, kỹ năng và sự sáng tạo của người thợ.
Trải qua bao thăng trầm, làng nghề truyền thống ở Huế này vẫn giữ được nét truyền thống và giá trị văn hóa độc đáo. Những chiếc nón lá Huế không chỉ là biểu tượng của vùng đất Cố đô mà còn góp phần tôn vinh văn hóa Việt Nam trong lòng mỗi người yêu di sản dân tộc.
Làng Sình
Làng Sình, cách trung tâm Huế khoảng 8km về phía hạ lưu sông Hương, thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, là một địa điểm giàu giá trị văn hóa. Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề nông, nhưng nhờ vị trí thuận lợi về giao thông, nhiều người đã phát triển thêm nghề buôn bán và thủ công, trong đó nghề in tranh dân gian trở thành nét đặc trưng nổi bật của làng.
Tranh của làng nghề truyền thống ở Huế này được in trên loại giấy mộc tương tự giấy báo, với màu sắc cơ bản gồm vàng, xanh, tím, đỏ sen, và trắng giữ nguyên màu giấy. Các bản in làm từ gỗ mít được nghệ nhân tự tay khắc hoặc thuê thợ khắc, đóng vai trò như khuôn in chính. Những chi tiết và màu sắc khác trên tranh được hoàn thiện bằng cách vẽ tay, tạo nên sự độc đáo riêng biệt cho từng bức tranh – không bức nào giống bức nào.
Khác với các dòng tranh dân gian khác ở Việt Nam, tranh làng Sình chủ yếu phục vụ mục đích thờ cúng. Sau khi cúng, tranh thường được đốt để hoàn tất nghi lễ. Những bản khắc gỗ dùng để in tranh, hiện được lưu giữ như bảo vật quý giá, tiêu biểu là tại nhà nghệ nhân Kỳ Hữu Phước – một người gắn bó lâu năm với nghề.
Đến thăm làng nghề truyền thống ở Huế này, bạn sẽ có cơ hội tận mắt chứng kiến quá trình tạo ra một bức tranh và hiểu thêm về văn hóa tín ngưỡng cổ xưa cũng như tư tưởng của người Việt qua những nét chạm trổ tinh tế và sắc màu truyền thống nơi đây.
Làng Hương Xuân Thủy – Làng nghề truyền thống ở Huế
Làng nghề làm hương Thủy Xuân, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7km về phía Tây Nam, tọa lạc trên đường Huyền Trân Công Chúa. Nằm nép mình bên đồi Vọng Cảnh và dòng sông Hương thơ mộng, Thủy Xuân là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nhất ở Huế, với lịch sử hơn 700 năm.
Không chỉ sản xuất hương phục vụ nhu cầu thờ cúng của người dân địa phương, làng nghề truyền thống ở Huế này còn là điểm đến hấp dẫn cho du khách yêu thích văn hóa và nghệ thuật thủ công. Khi đến đây, bạn sẽ ấn tượng với hình ảnh những bó hương rực rỡ sắc màu xanh, đỏ, tím, vàng, xòe tròn như những đóa hoa dưới ánh nắng. Hương trầm từ làng mang đến cảm giác dễ chịu, thoảng nhẹ mà không quá nồng, tạo nên sự khác biệt độc đáo.
Du khách còn có cơ hội khám phá quy trình làm hương truyền thống, từ khâu chọn nguyên liệu, se hương đến tô màu. Đặc biệt, bạn có thể tự tay tham gia các công đoạn để trải nghiệm nghề làm hương đầy thú vị này.
Dù trải qua nhiều biến động thời gian, người dân Thủy Xuân vẫn giữ vững phương pháp làm hương thủ công, tỉ mỉ trong từng que hương. Chính sự yêu mến và quan tâm của du khách là động lực để họ tiếp tục duy trì nghề truyền thống. Với vẻ đẹp rực rỡ và không gian đậm chất nghệ thuật, làng làng nghề truyền thống ở Huế này đã trở thành điểm check-in không thể bỏ lỡ khi đến Huế.
Làng đúc đồng
Đúc đồng từ lâu đã là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời và đặc sắc của vùng đất Huế, Việt Nam. Làng nghề đúc đồng Phường Đúc nằm dọc bờ Nam sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 3km về phía Tây Nam. Đây là nơi hội tụ những giá trị văn hóa và tinh hoa nghề thủ công từ thời Chúa Nguyễn.
Làng nghề truyền thống ở Huế này có nguồn gốc từ tổ chức các thợ thủ công lành nghề, với tâm huyết và tình yêu dành cho nghề đúc đồng. Nhờ đó, làng nghề không chỉ duy trì mà còn phát triển mạnh mẽ đến ngày nay. Hiện tại, làng nghề truyền thống ở Huế này có 61 cơ sở sản xuất, bao gồm các hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp tại Phường Đúc và Thủy Xuân.
Những sản phẩm của các nghệ nhân Phường Đúc từ xưa đã trở thành di sản văn hóa quý giá của kinh thành Huế, điển hình là Vạc đồng ở Đại Nội (1659-1684), Chuông chùa Thiên Mụ (1710), Cửu Đỉnh (1835), Cửu Vị Thần Công (1803-1804) và nhiều vật phẩm thờ cúng bằng đồng khác. Từng tác phẩm đều là minh chứng cho trình độ kỹ thuật tinh xảo và sự sáng tạo vượt bậc của những người thợ đúc đồng nơi đây.
Ngày nay, các nghệ nhân tại Phường Đúc và Thủy Xuân tiếp tục kế thừa và phát huy tay nghề, không ngừng sáng tạo để tạo ra những sản phẩm đồng đẹp mắt và độc đáo. Khi đến Huế, hãy dành thời gian ghé thăm làng nghề đúc đồng Phường Đúc để chiêm ngưỡng những kiệt tác được chế tác bởi đôi tay khéo léo và sự tài hoa của các nghệ nhân nơi đây.
Làng nghề truyền thống ở Huế – Làng Bao La
Làng Bao La, cách trung tâm TP. Huế khoảng 15km về phía Bắc, tọa lạc bên bờ Bắc sông Bồ thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền. Với lịch sử hơn 600 năm, đây là một trong những làng nghề đan lát truyền thống lâu đời và nổi tiếng của vùng đất cố đô.
Làng nghề truyền thống ở Huế này xuất hiện từ thời xa xưa, và đến thời Chúa Nguyễn, một làng Bao La mới được thành lập tại thôn Thủy Lập, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, bên bờ Nam phá Tam Giang. Cả hai làng đều gắn bó với nghề thủ công đan lát, sản xuất các vật dụng đơn giản nhưng tinh xảo như rổ, rá, sàng, chõng tre, nôi trẻ em, dần, giường ngủ… Tất cả đều được làm từ mây và tre, hai nguyên liệu gần gũi với thiên nhiên.
Tuy nhiên, với sự thay đổi của đời sống hiện đại, các vật dụng từ mây tre dần bị thay thế bởi các sản phẩm từ chất liệu nhựa tiện dụng. Điều này đã đặt làng nghề Bao La vào tình thế khó khăn trong việc duy trì và cạnh tranh. Dẫu vậy, bằng sự sáng tạo và đôi tay khéo léo, người dân làng Bao La đã đổi mới sản phẩm để thích nghi với thị hiếu ngày nay. Những mặt hàng như giá sách, đèn treo trang trí, giá treo đèn, lẵng cắm hoa… ra đời, mang đậm phong cách truyền thống kết hợp hiện đại, tạo nên sức hút đặc biệt.
làng nghề truyền thống ở Huế này không chỉ là nơi gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn là điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tìm hiểu và trải nghiệm nghệ thuật đan lát tinh xảo của vùng đất Huế.
Làng Phước Tích
Làng cổ Phước Tích, cách trung tâm TP. Huế khoảng 45km về phía Bắc, nằm bên bờ sông Ô Lâu, chia cắt tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị. Với hơn 500 năm tồn tại, làng vẫn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ và mộc mạc dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử và thiên nhiên.
Làng nghề truyền thống ở Huế này nổi tiếng là một trong những làng nghề gốm cổ truyền thống lâu đời ở Huế. Gốm Phước Tích đặc biệt bởi độ bền, sự mịn màng và tính tinh xảo. Mỗi sản phẩm gốm đều được làm thủ công hoàn toàn, đun trong các lò sấp hoặc lò ngửa, tạo ra những vật dụng vừa đẹp vừa bền.
Trong quá khứ, sản phẩm gốm Phước Tích thường được cống nạp cho triều đình nhà Nguyễn để phục vụ cho việc nấu nướng cho Vua. Ngày nay, gốm Phước Tích đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân, từ những vật dụng hàng ngày đến các sản phẩm trang trí. Các sản phẩm gốm nổi bật của làng như lu, ghè, chum, thạp, om, thống, tu huýt, bùng binh… luôn chứa đựng giá trị văn hóa đặc sắc.
Điều làm nên thương hiệu gốm Phước Tích chính là kỹ thuật điêu khắc và chạm trổ tinh xảo. Những nghệ nhân tài hoa đã khắc họa những hình ảnh dân gian, làm sống lại bản sắc văn hóa của làng quê Huế trong từng sản phẩm gốm. Gốm Phước Tích không chỉ là nghề truyền thống mà còn là một phần quan trọng trong di sản văn hóa của đất Cố đô.
Làng nghề truyền thống ở Huế – Làng Thanh Tiên
Làng Thanh Tiên, thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10km ở hạ lưu sông Hương. Với hơn 300 năm lịch sử, làng nổi tiếng với nghề sản xuất hoa giấy ngũ sắc và hoa sen giấy, bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian và sự tôn thờ đức Vua cũng như các giá trị đạo Khổng.
Hoa giấy Thanh Tiên có sự khác biệt rõ rệt so với các vùng khác, không chỉ bởi sắc màu mà còn vì những triết lý Nho học phương Đông được khéo léo thể hiện trong từng cành hoa. Mỗi bó hoa đều có 8 hoa chính, trong đó ba cành hoa ở giữa tượng trưng cho các khái niệm như quân-sư-phụ, thiên-địa-nhân, hay trung-hiếu-nghĩa. Đặc biệt, một bông hoa màu vàng hoặc đỏ được làm to nhất để tượng trưng cho mặt trời hoặc đấng minh quân.
Hoa giấy Thanh Tiên cũng được làm bằng phương pháp nhuộm màu thủ công truyền thống, sử dụng nhựa cây và lá cây thay vì hóa chất công nghiệp, giúp hoa giữ được màu sắc lâu bền và tự nhiên. Các sản phẩm hoa ở đây rất đa dạng, từ hoa lan, hoa mai, hoa cúc đến đặc biệt nhất là hoa sen, quốc hoa của Việt Nam, được làm tinh xảo và sống động như thật.
Làng nghề truyền thống ở Huế hoa giấy Thanh Tiên không chỉ là nơi sản xuất những sản phẩm tinh xảo mà còn là điểm đến du lịch hấp dẫn, nơi du khách có thể tham gia vào trải nghiệm làm hoa giấy trong khoảng 40-60 phút, tự tay tạo ra những sản phẩm nghệ thuật độc đáo. Đây cũng là một địa chỉ quan trọng để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của nghề truyền thống, góp phần gìn giữ những giá trị di sản đặc sắc của xứ Huế.
Đến nay, các làng nghề truyền thống ở Huế vẫn được bảo tồn và phát triển qua nhiều thế hệ, góp phần quan trọng trong việc gìn giữ những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Nếu bạn có dịp ghé thăm Huế, đừng quên khám phá những làng nghề truyền thống này, vì nếu không, chuyến đi của bạn sẽ thiếu đi một phần rất đặc biệt, giúp bạn hiểu thêm về lịch sử, nghệ thuật và con người của vùng đất cố đô.