Làng chiếu Bàn Thạch là làng nghề dệt chiếu thủ công truyền thống đã được gìn giữ và lưu truyền hơn 400 năm qua. Nhắc đến ngôi làng này, chúng ta thường nhớ đến hình ảnh những chiếc chiếu đầy màu sắc. Những chiếc chiếu này được kết tinh từ mồ hôi, công sức và tâm hồn của những người thợ lành nghề, những người luôn muốn gửi gắm tâm huyết của mình trong từng sản phẩm. Cùng D&K Travel tìm hiểu thêm về làng nghề truyền thống này qua bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu về làng chiếu Bàn Thạch

Làng chiếu Bàn Thạch nằm ở thôn Đông Bình, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Đây là một làng nghề tiêu biểu của xứ Quảng, nổi tiếng với truyền thống làm chiếu đã hơn 500 năm.

Truyện xưa kể rằng, trong thời kỳ đất nước loạn lạc thời Trịnh – Nguyễn, nhiều người dân từ miền Bắc đã di cư đến vùng này. Nhận thấy điều kiện thiên nhiên thuận lợi, với những cánh đồng cói và đay bạt ngàn, họ đã bắt đầu nghề làm chiếu tại đây.

Về sau, nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi ở nơi hợp lưu của các con sông lớn, làng chiếu Bàn Thạch dần trở thành điểm giao thương sầm uất, nhộn nhịp. Thương hiệu chiếu Bàn Thạch với chất lượng bền đẹp cũng ngày càng nổi danh. Đến ngày nay, làng chiếu vẫn giữ vẻ đẹp như một ốc đảo nhỏ nổi bật giữa ngã ba sông Thu Bồn, sông Ly Ly và sông Trường Giang.

Giới thiệu về làng chiếu Bàn Thạch (Nguồn: Sưu tầm)

Quy trình làm ra chiếc chiếu cói Bàn Thạch

Chiếu cói Bàn Thạch từng là cống vật quý giá của triều đình, các quan lại và quý tộc thời xưa. Ngày nay, sản phẩm chiếu Bàn Thạch được sử dụng trong các lễ hội lớn như Festival Huế, Ấn tượng Mỹ Sơn, hay Lễ hội bà Thu Bồn. Chiếu Bàn Thạch luôn được đánh giá cao về độ bền và vẻ đẹp, nhờ vào đôi bàn tay khéo léo và sự công phu của người thợ làng nghề.

Để tạo ra một chiếc chiếu Bàn Thạch hoàn hảo, người thợ phải trải qua quá trình làm việc vất vả và tỉ mỉ. Hãy cùng Cù Lao Chàm tour khám phá quy trình đầy cực nhọc và tinh tế này để hiểu rõ hơn về sự kỳ công đằng sau mỗi sản phẩm chiếu Bàn Thạch.

Để có được một đôi chiếu như ý hoặc đáp ứng yêu cầu đặc biệt của khách hàng, các nghệ nhân tại làng chiếu cói phải trải qua chính xác bốn công đoạn sản xuất. Hãy cùng trải nghiệm các bước sản xuất dưới đây:

Bước 1: Gặt và phơi cói

  • Hái cói ngoài bãi rồi gánh về nhà.
  • Tỉ mỉ chẻ cói ra thành những sợi nhỏ.
  • Đem phơi dưới nắng gắt trong 5 ngày liên tiếp (lưu ý phơi sao cho sợi cói không bị quá khô).
(Nguồn: Sưu tầm)

Bước 2: Nhuộm cói

  • Sau khi phơi khô, nhuộm màu cho cói với các màu: xanh, đỏ, tím, vàng,… (để nhuộm màu chính xác và không dễ phai, phải nhúng từng chùm nhỏ, có thể nhúng 2-3 lần hoặc nhiều hơn tùy theo độ đậm nhạt của màu).
  • Cói nhuộm xong, đem phơi nắng vừa (nắng không được quá to – dễ bị giòn, nắng quá dịu – dễ ẩm mốc).
  • Sợi cói không chắp nối, còn dai sẽ cho ra một chiếc chiếu mịn màng.

Bước 3: Dệt cói

  • Để dệt một chiếc chiếu, cần làm khổ, chuẩn bị thoi dệt và phải có hai người làm.
  • Người thứ nhất giữ khổ, người thứ hai cầm thoi và tuỳ thuộc vào hoa văn, người dệt sẽ điều khiển mặt cửi chạm nổi âm dương, cửi đơn hay kép cho phù hợp.
(Nguồn: Sưu tầm)

Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm

  • Sau khi dệt xong, chiếu được cắt tỉa gọn gàng, để không bị sổ ra, sau đó đem đi phơi nắng và bán.

Như vậy, quy trình sản xuất chiếu Bàn Thạch đòi hỏi sự công phu và tỉ mỉ của các nghệ nhân để tạo ra những sản phẩm chất lượng, bền đẹp.

Hướng dẫn di chuyển đến làng chiếu Bàn Thạch

Làng Chiếu Bàn Thạch, tọa lạc tại thôn Đông Bình, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, được xem là cái nôi của làng nghề chiếu cói Bàn Thạch nổi tiếng từ xưa đến nay. Để đến được Làng chiếu cói Bàn Thạch, du khách có hai cách đi:

  • Từ thị trấn Nam Phước: Đi về hướng Đông khoảng 5 km, đến địa phận xã Duy Vinh, huyện Duy Phước, Quảng Nam. Dọc hai bãi bờ ven sông Thu Bồn, du khách sẽ thấy những bãi cói và bãi đay xanh tốt, cao ngang vai, đung đưa theo chiều gió. Đây là nguyên liệu chính để dệt nên những chiếc chiếu hoa, chiếu bông, chiếu trắng, chiếu nổi,… vừa bền vừa chắc.
  • Từ cầu Cửa Đại, Hội An: Đi đến Làng Chiếu Bàn Thạch khoảng 15 km. Trên đường đi, du khách sẽ có dịp tham quan cây cầu Cửa Đại, cây cầu dài nhất tỉnh Quảng Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết các tuyến du lịch của khu vực.

Những điều thú vị khi ghé thăm làng chiếu Bàn Thạch

Khám phá làng nghề làm chiếu

Hơn 500 năm qua, làng chiếu Bàn Thạch đã trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, nhưng nghề truyền thống này vẫn gắn liền với cuộc sống của người dân nơi đây. Theo thống kê, làng Bàn Thạch có khoảng 1.356 dân số, và vào thời kỳ đỉnh cao, có tới hơn 700 người theo nghề dệt chiếu.

Thu nhập của người dân nơi đây gần như 90% dựa vào việc dệt chiếu và bán chiếu. Do đó, hầu hết từ già trẻ, gái trai trong làng đều tập trung vào nghề chiếu, mỗi người mỗi việc. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, sản phẩm chiếu cói rất khó tiêu thụ và giá thành thấp, khiến nhiều người dân phải chuyển đổi ngành nghề. Không ít người đã “dứt duyên” với nghề truyền thống này.

(Nguồn: Sưu tầm)

Nghe những câu chuyện xa xưa về nghề chiếu

Khi du lịch đến làng chiếu Bàn Thạch, du khách sẽ có cơ hội khám phá quy trình làm nên những chiếc chiếu tuyệt đẹp của người dân nơi đây.

Nguyên liệu làm chiếu là từ cói và sợi đay. Người dân sẽ tiến hành bứt cói đem về nhà, chẻ thành những sợi nhỏ và đem phơi dưới trời nắng gắt khoảng 4-5 ngày. Khi sợi chiếu khô lại nhưng vẫn giữ được độ dai và chắc, sẽ tiến hành các công đoạn làm chiếu.

  • Công đoạn nhuộm màu: Sau khi sợi chiếu khô đạt chuẩn, sẽ được đem nhuộm màu. Để màu nhuộm đẹp và khó phai, người dân phải nhúng từng chùm nhỏ vào nồi phẩm màu đã nấu. Sợi cói sau khi nhuộm màu sẽ được phơi khô dưới trời nắng. Lưu ý, phơi dưới nắng vừa, không để bị mốc do nắng yếu hoặc bị gãy do nắng gắt.
  • Công đoạn dệt chiếu: Để dệt chiếu Bàn Thạch, cần chuẩn bị khung và thoi dệt. Quá trình dệt cần hai người, một người đưa thoi, luồn sợi, và một người kia kéo khung cửi. Chiếu dệt xong sẽ được cắt vuông vắn và cố định lại 4 cạnh để không bị xổ ra. Người dân làng dệt chiếu cổ Bàn Thạch thường mất khoảng 3-4 tiếng để dệt một chiếc chiếu, một ngày có thể làm được 4-5 chiếc.

Điểm đặc biệt của các sản phẩm chiếu làng Bàn Thạch là các họa tiết tinh xảo được tạo thành từ những sợi cói và đay đã nhuộm màu, chứ không phải in khuôn họa tiết lên chiếu.

(Nguồn: Sưu tầm)

Tham gia phiên chợ làng chiếu

Bên cạnh việc khám phá quy trình làm chiếu thủ công, khi tới làng chiếu Bàn Thạch, du khách đừng quên trải nghiệm phiên chợ chiếu tại địa phương. Đây cũng là điểm độc đáo khiến khách du lịch cảm thấy thích thú khi ghé thăm Bàn Thạch.

Chợ phiên nơi đây được họp từ rất sớm, khoảng 4-5 giờ sáng, với không khí vô cùng đông đúc và náo nhiệt. Tại chợ phiên Bàn Thạch, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những sản phẩm chiếu thủ công với nhiều hoa văn và màu sắc sặc sỡ. Các sản phẩm này không chỉ thể hiện sự khéo léo của người thợ mà còn mang đậm nét văn hóa truyền thống của làng chiếu Bàn Thạch.

Hãy dành thời gian dạo quanh chợ phiên, tận hưởng không khí nhộn nhịp và chọn mua những chiếc chiếu đẹp mắt làm quà lưu niệm cho chuyến du lịch đáng nhớ của bạn.

(Nguồn: Sưu tầm)

Ngắm nhìn cánh đồng cói 

(Nguồn: Sưu tầm)

Cánh đồng cói ở làng chiếu Bàn Thạch được trồng ngay ngắn, nhìn từ trên cao xuống tạo nên một bức tranh đẹp mắt. Phía xa là những ruộng lúa chín vàng, sắp thu hoạch, tất cả tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp khó tìm thấy ở nơi khác.

Người thu hoạch cói tươi thường ra đồng từ rất sớm để kịp khi trời nắng. Quá trình thu hoạch cói gồm nhiều công đoạn như cắt cói tươi, chẻ cói, cắt gốc, phơi cói và buộc, đòi hỏi nhiều nhân công. Các hộ gia đình thường giúp nhau hoặc thuê thêm nhân công để hoàn thành công việc.

Mỗi vụ thu hoạch kéo dài khoảng 1 tháng, với năng suất bình quân từ 1,2 đến 1,6 tấn/vụ. Sau khi thu hoạch, người ta bắt đầu nhổ cỏ. Cói sau khi chẻ sẽ được phơi ngay trên ruộng, một công đoạn quan trọng thường mất 4-5 ngày nắng để đạt độ khô cần thiết.

Nếu có dịp đến phố cổ Hội An, hãy một lần ghé thăm làng chiếu Bàn Thạch để hiểu hơn về nghề làm chiếu lâu đời và tận hưởng những trải nghiệm mới lạ tại vùng đất này. Để hành trình khám phá xứ Quảng được trọn vẹn nhất, du khách có thể tham quan một số địa điểm nổi tiếng khác như: Làng lụa Hội An, Đảo Lý Sơn… Chúc bạn và gia đình có một kỳ nghỉ dưỡng thật vui vẻ!

Tin tức liên quan

Check-in với kiến trúc Thái tại chùa Thiền Lâm Huế
Điểm đến
Check-in với kiến trúc Thái tại chùa Thiền Lâm Huế
Chùa Thiền Lâm chắc chắn không còn xa lạ với người dân cố đô Huế và du khách. Ngôi chùa nổi tiếng với kiến...
Khám phá đảo Ký Ức Hội An hành trình về quá khứ
Điểm đến
Khám phá đảo Ký Ức Hội An hành trình về quá khứ
Đảo Ký ức Hội An là một điểm đến hấp dẫn, hứa hẹn mang lại những trải nghiệm văn hóa độc đáo và không...
Tổng hợp 10 quán ăn sáng ở Đà Nẵng ngon nức tiếng
Ăn Uống
Tổng hợp 10 quán ăn sáng ở Đà Nẵng ngon nức tiếng
Cùng D&K Travel khám phá ngay danh sách 10 quán ăn sáng ở Đà Nẵng ngon,rẻ chắc chắn sẽ mang lại cho bạn một...
Khám phá Làng đá mỹ nghệ Non Nước
Điểm đến
Khám phá Làng đá mỹ nghệ Non Nước
Làng đá mỹ nghệ Non Nước là một điểm đến du lịch nổi tiếng ở Đà Nẵng, nơi lưu giữ và phát triển nghề...