Hội quán Phúc Kiến là nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu – một địa điểm tín ngưỡng của người dân Hội An. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo, ấn tượng mà còn mang giá trị truyền thống sâu sắc. Nếu có dự định du lịch phố cổ Hội An trong thời gian tới, hãy ghé đến nơi đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính và khám phá những điều thú vị của Hội quán Phúc Kiến nhé.

Giới thiệu về Hội quán Phúc Kiến

Hội quán Phúc Kiến ở đâu?

Hội quán Phúc Kiến nằm ngay giữa trung tâm phố cổ Hội An, trên con đường Trần Phú, thuộc phường Cẩm Châu. Nơi đây được xây dựng vào năm 1697 bởi những người Phúc Kiến (Trung Quốc) di cư đến Hội An sinh sống. 

Trước đó, Hội quán Phúc Kiến được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, mãi đến năm 1757 mới được xây lại bằng gạch và mái ngói như hiện nay. Hội quán Phúc Kiến không chỉ mang dấu ấn lịch sử mà còn là công trình kiến trúc văn hóa tiêu biểu của phố cổ Hội An.

Để phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch, Hội quán Phúc Kiến mở cửa từ 07:00 đến 17:00 các ngày trong tuần, kể cả thứ 7 và chủ nhật. Giá vé tham quan hội quán là 80.000 VNĐ cho khách Việt Nam và 150.000 VNĐ cho khách nước ngoài.

Inner gate at Fujian (Phuoc Kien) Assembly Hall in Hoi An Ancient Town, Quang Nam Province, Vietnam

Hội quán Phúc Kiến thờ ai?

Hội quán Phúc Kiến là nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, của cải và con cái. Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu là người đã phù hộ cho những thương nhân người Hoa vượt qua sóng gió đại dương, bình an cập bến Hội An. Trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa với sự hỗ trợ của đồng bào Hoa Kiều, Hội quán Phúc Kiến ngày một khang trang, lộng lẫy và góp phần tô điểm kiến trúc phố cổ Hội An. 

Vào các ngày rằm, mùng 1 hay lễ Tết, hội quán sẽ diễn ra rất nhiều hoạt động lễ hội. Vì vậy, du khách có thể lựa chọn một ngày phù hợp để đến tham quan Hội quán Phúc Kiến và trải nghiệm những hoạt động lễ hội tại nơi đây.

Tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu tại Hội quán Phúc Kiến
(Nguồn: Sưu tầm)

Khám phá Hội quán Phúc Kiến

Vào năm 1990, Hội quán Phúc Kiến đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Hội quán được xây dựng theo kiểu chữ Tam, lần lượt là cổng, sân, tiểu cảnh, 2 dãy nhà Đông Tây, chính điện, sân sau và hậu điện.

Bên ngoài Hội quán Phúc Kiến

Nét kiến trúc độc đáo, đậm chất Trung Hoa của Hội quán Phúc Kiến đã gây ấn tượng mạnh mẽ với du khách ngay từ cái nhìn đầu tiên. Cổng Tam Quan được khảm toàn bộ bằng sành sứ, lợp ngói âm dương cong vút và được tô điểm bằng những con rồng đang uốn lượn, biểu tượng cho sự uy nghiêm, trang trọng. 

Cổng có 3 lối vào theo kiểu “nam tả, nữ hữu” và còn mang ý nghĩa khác là “Thiên, Địa, Nhân”. Theo quan niệm của ông bà xưa, để tránh luồng sinh khí xấu tràn vào bên trong, cánh cửa ở giữa rất ít khi được mở, trừ các dịp lễ lớn, ma chay hay cưới hỏi… 

Cổng Tam Quan ở Hội quán Phúc Kiến
(Nguồn: Sưu tầm)

Bên trong Hội quán Phúc Kiến

Khi vừa đặt chân vào cổng Tam Quan, du khách sẽ thấy trước mắt là một khuôn viên rất rộng, bày trí nhiều chậu cảnh cùng hòn nam bộ, nổi bật với đài phun nước chạm trổ hình rồng tinh xảo.

Khuôn viên của Hội quán Phúc Kiến
(Nguồn: Sưu tầm)
Tượng rồng phun nước ở Hội quán Phúc Kiến
(Nguồn: Sưu tầm)

Tại khu tiền sảnh có một bộ bàn đá dùng để làm nơi hội họp, bàn bạc làm ăn của các thương dân Phúc Kiến xưa. 

Khu tiền sảnh bên trong Hội quán Phúc Kiến
(Nguồn: Sưu tầm)

Di chuyển vào phía trong sẽ đến khu vực Hậu Tẩm, là nơi người dân địa phương và du khách thắp những vòng hương lớn để cầu sức khỏe và tài lộc cho gia đình. Điểm đặc biệt là vòng hương có thể cháy đến 30 ngày, sau khi hương cháy hết thì người trong hội quán sẽ đốt những mảnh giấy điều ước mà bạn đã ghi trước đó, nhờ vậy mà lời ước mới trở nên linh thiêng.

Khu Hậu tẩm ở Hội quán Phúc Kiến
(Nguồn: Sưu tầm)

Bên trong gian chính điện là nơi thờ Thiên hậu Thánh Mẫu, Quan Thế Âm Bồ Tát, 6 vị Lục Tánh Vương Gia, 12 bà mụ và 3 Bà Chúa Sanh Thai. Tất cả đều được bày trí trang trọng, linh thiêng bên cạnh những hiện vật có giá trị khác. 

(Nguồn: Sưu tầm)

Phía bên phải chính điện còn trưng bày mô hình chiếc thuyền của các thương nhân Phúc Kiến gặp nạn. Chiếc thuyền này được dùng để đi biển và có niên đại từ năm 1875 với nhiều chi tiết đặc trưng.

Mô hình chiếc thuyền của các thương nhân Phúc Kiến gặp nạn
(Nguồn: Sưu tầm)

Ngoài ra, bên trong Hội quán Phúc Kiến còn trưng bày nhiều lư hương, chuông đồng, trống đồng, các bức hoành phi tinh xảo và nhiều hiện vật có giá trị khác.

Bức hoàng phi được chế tác tinh xảo ở Hội quán Phúc Kiến
(Nguồn: Sưu tầm)

Những lưu ý khi tham quan Hội quán Phúc Kiến

Khi đến tham quan Hội quán Phúc Kiến, du khách cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Hội quán Phúc Kiến là một địa điểm tâm linh, thờ cúng trang nghiêm, vì vậy khi đến đây du khách nên mặc trang phục lịch sự, chú ý tác phong và cử chỉ để không gây ảnh hưởng đến không khí linh thiêng trong chùa. 
  • Bên trong hội quán có khu vực bán vòng hương lớn và các lễ vật cúng, do vậy du khách không cần chuẩn bị đồ từ ngoài vào. 
  • Vào các ngày rằm và lễ hội, nơi đây thường tập trung rất đông người nên du khách cần phải cảnh giác, cẩn thận tư trang để tránh bị móc túi. 
  • Nếu không muốn đi bộ nhiều, du khách có thể thuê xích lô hoặc xe đạp di chuyển tới cổng Tam Quan rồi đi bộ vào hội quán để tham quan.

Các địa điểm du lịch gần Hội quán Phúc Kiến

Hội quán Phúc Kiến nằm ngay trung tâm phố cổ Hội An, du khách có thể kết hợp tham quan nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác như:

Chùa Cầu được xem là một trong những biểu tượng của Hội An, gây ấn tượng với kiểu kiến trúc mang đậm phong cách Nhật Bản. Đây cũng chính là địa danh được sử dụng để in trên tờ tiền 20.000 đồng của Việt Nam.

Chùa Cầu Hội An
(Nguồn: Sưu tầm)

Đến phố cổ Hội An, du khách đừng quên ghé qua bảo tàng văn hóa dân gian Hội An – nơi lưu giữ nhiều hiện vật mang giá trị truyền thống đặc sắc. Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những hiện vật, tư liệu trưng bày bên trong, qua đó hiểu rõ hơn về văn hóa và lịch sử phố Hội một thời.

Bảo tàng Văn hóa dân gian Hội An
(Nguồn: Sưu tầm)

Nhà cổ Phùng Hưng có tuổi đời hơn 240 năm, đã được Nhà nước công nhận là Di tích quốc gia. Thiết kế ngôi nhà là sự kết hợp hài hòa của kiến trúc 3 nước gồm Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc. 

Hội quán Triều Châu
(Nguồn: Sưu tầm)

Hội quán Phúc Kiến là một trong những điểm đến mà bạn không nên bỏ lỡ khi đến du lịch phố cổ Hội An. Hãy dừng chân ghé hội quán để chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của Trung Hoa cũng như cảm nhận giá trị lịch sử, văn hóa mà nơi đây đem lại. 

D&K Travel là công ty chuyên tổ chức tour du lịch Đà Nẵng chất lượng, uy tín, giá rẻ: tour du lịch đến các địa điểm vui chơi, văn hóa. giải trí,  ẩm thực…; đi kèm với các dịch vụ như: book khách sạn, book vé máy bay, thuê xe du lịch… Liên hệ hotline 0795.263.777 – 096.512.8642 để được tự vấn và nhận ngay ưu đãi hấp dẫn!

>> Khám phá thêm những thông tin về du lịch Hội An: nét đẹp của phố cổ Hội An, thả đèn hoa đăng ở phố cổ Hội An, địa điểm chụp hình đẹp ở Hội An, Hội An về đêm, nhà cổ Hội An, resort Hội An, villa Hội An, làng gốm Thanh Hà Hội An, chùa Cầu Hội An, Vinpearl Hội An, cao lầu Hội An

Tin tức liên quan

Khám phá các làng nghề truyền thống ở Huế
Điểm đến
Khám phá các làng nghề truyền thống ở Huế
Các làng nghề truyền thống ở Huế, nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa lâu đời và tinh hoa thủ công Việt Nam. Tìm...
Bỏ túi ngay các khu chợ hải sản Đà Nẵng tươi ngon
Ăn Uống
Bỏ túi ngay các khu chợ hải sản Đà Nẵng tươi ngon
Chợ hải sản Đà Nẵng là thiên đường hội tụ những tinh hoa của ẩm thực biển nơi đây. Tại đây, bạn sẽ tìm...
Ngắm nhìn vẻ đẹp yên bình của các làng chài Huế
Điểm đến
Ngắm nhìn vẻ đẹp yên bình của các làng chài Huế
Cùng D&K Travel khám phá vẻ đẹp yên bình và cuộc sống mộc mạc tại các làng chài Huế, nơi giữ trọn nét đặc...
Trải nghiệm vẻ đẹp hoài niệm của phố cổ Bao Vinh
Điểm đến
Trải nghiệm vẻ đẹp hoài niệm của phố cổ Bao Vinh
Phố cổ Bao Vinh, từng là một thương cảng sầm uất của Đàng Trong cách đây khoảng 200 năm, là nơi lưu giữ dấu...