Khi nói đến Huế, người ta không thể không nhắc đến những di tích lịch sử Huế như các ngôi chùa cổ kính, các lăng tẩm nguy nga của triều Nguyễn, hay những di tích lịch sử đã cùng người dân nơi đây trải qua biết bao thăng trầm của thời gian. Hôm nay, hãy cùng D&K Travel khám phá những di tích lịch sử Huế nổi tiếng mà bạn nhất định không nên bỏ lỡ khi ghé thăm mảnh đất cố đô này.

Các di tích lịch sử Huế mang dấu ấn triều Nguyễn

Chùa Thiên Mụ – Di tích lịch sử Huế

Chùa Thiên Mụ được chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601, tọa lạc bên bờ Bắc sông Hương, cách trung tâm thành phố khoảng 5km. Khi nhìn từ xa, khuôn viên chùa giống như một chú rùa khổng lồ đang cõng trên lưng ngôi chùa cổ kính. 

Di tích lịch sử Huế này được chia thành hai khu vực: phía trước bao gồm các công trình kỷ niệm như chuông đồng, bia đá; phía sau là hệ thống điện thờ và nhà tăng. Hai khu vực này được ngăn cách bởi cửa Tam Quan uy nghi.

Chùa Thiên Mụ – Di tích lịch sử Huế (Nguồn: Sưu tầm)

Đại Nội Huế

Nhắc đến các di tích lịch sử ở Huế, sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua Đại Nội Huế. Đây từng là trung tâm sinh hoạt và nơi diễn ra các hoạt động quan trọng của vua chúa triều Nguyễn. Khuôn viên Đại Nội được chia thành hai khu vực chính: Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. 

Di tích lịch sử Huế này là công trình có quy mô đồ sộ nhất trong lịch sử Việt Nam, minh chứng cho sự tinh hoa của kiến trúc và văn hóa thời Nguyễn. Với giá trị lịch sử và văn hóa to lớn, Đại Nội Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1993.

(Nguồn: Sưu tầm)

Khu lăng tẩm các vị vua triều Nguyễn – Di tích lịch sử Huế

Nhà Nguyễn có tổng cộng 13 vị vua, nhưng chỉ có 7 lăng tẩm được xây dựng. Hệ thống lăng tẩm là những công trình không thể bỏ qua khi đến Huế, mỗi lăng mang một phong cách kiến trúc riêng, phản ánh rõ nét cá tính và tư tưởng của từng vị vua.

1. Lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức nổi bật với kiến trúc độc đáo và phong cảnh hữu tình, bao quanh là cây xanh và hồ nước, tạo nên không gian thoáng đãng, tươi mát. Được mệnh danh là lăng tẩm đẹp nhất triều Nguyễn, nơi đây là điểm đến lý tưởng để chiêm ngưỡng vẻ đẹp giao thoa giữa thiên nhiên và con người.

  • Địa chỉ: Thôn Thượng Ba, TP Huế, Thừa Thiên Huế
  • Giờ mở cửa: 7:30 – 17:30
  • Giá vé:
    • Khách Việt Nam: 100.000 VNĐ/người lớn, 20.000 VNĐ/trẻ em
    • Khách quốc tế: 150.000 VNĐ/người lớn, 30.000 VNĐ/trẻ em
(Nguồn: Sưu tầm)

2. Lăng Minh Mạng

Lăng Minh Mạng gây ấn tượng bởi sự hài hòa giữa kiến trúc, hội họa và thơ ca. Đến đây, du khách sẽ cảm nhận sự nhẹ nhàng, thanh bình mà vẫn uy nghiêm, xứng tầm một vị vua quyền lực.

  • Địa chỉ: Hương Thọ, Hương Trà, TP Huế, Thừa Thiên Huế
  • Giờ mở cửa: 7:00 – 17:30
  • Giá vé:
    • Khách Việt Nam: 100.000 VNĐ/người lớn, 20.000 VNĐ/trẻ em
    • Khách quốc tế: 150.000 VNĐ/người lớn, 30.000 VNĐ/trẻ em
(Nguồn: Sưu tầm)

3. Lăng Gia Long

Lăng Gia Long được xây dựng năm 1814 dưới sự giám sát của chính vua Gia Long. Nằm giữa trung tâm của 34 quả đồi hướng về, lăng mang lại cảm giác yên bình, thích hợp để tìm hiểu những câu chuyện lịch sử xưa.

  • Địa chỉ: Hương Thọ, Hương Trà, TP Huế, Thừa Thiên Huế
  • Giờ mở cửa: 7:00 – 17:30
  • Giá vé:
    • Khách Việt Nam: 50.000 VNĐ/người lớn, miễn phí trẻ em
    • Khách quốc tế: 50.000 VNĐ/người lớn, miễn phí trẻ em
(Nguồn: Sưu tầm)

4. Lăng Khải Định

Lăng Khải Định gây ấn tượng bởi lối kiến trúc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Những chi tiết chạm trổ tinh xảo cùng các hiện vật độc đáo như vợt tennis, đèn dầu mang đậm dấu ấn phương Tây khiến nơi đây trở nên đặc biệt.

  • Địa chỉ: Thủy Bằng, Hương Thủy, TP Huế, Thừa Thiên Huế
  • Giờ mở cửa: 7:00 – 17:30
  • Giá vé:
    • Khách Việt Nam: 100.000 VNĐ/người lớn, 20.000 VNĐ/trẻ em
    • Khách quốc tế: 150.000 VNĐ/người lớn, 30.000 VNĐ/trẻ em
(Nguồn: Sưu tầm)

Di tích lịch sử Huế – Cung An Định

Một điểm đến không thể bỏ qua khi khám phá di tích lịch sử Huế là Cung An Định, cung điện riêng của vua Khải Định, tọa lạc bên bờ sông An Cựu. Công trình này được xây dựng trên một khu vực bằng phẳng, với tổng diện tích lên đến 23.463m². Bao quanh cung là bức tường gạch cao 1,8m, dày 0,5m, bên trên là hàng rào song sắt bảo vệ.

Khi còn nguyên vẹn, cung An Định có khoảng 10 công trình. Tuy nhiên, hiện tại chỉ còn 3 công trình được bảo tồn nguyên vẹn, bao gồm:

  • Đình Trung Lập
  • Lầu Khải Đường
  • Cổng chính

Cung An Định không chỉ mang giá trị lịch sử mà còn là biểu tượng của sự giao thoa kiến trúc Á-Âu, với nhiều chi tiết trang trí tinh xảo.

(Nguồn: Sưu tầm)

Chùa Diệu Đế

Chùa Diệu Đế, một di tích lịch sử Huế nổi bật, gắn liền với câu chuyện về Phúc quốc công – ông ngoại của vua Thiệu Trị, và cũng là nơi nhà vua chào đời. Sau khi lên ngôi, vua Thiệu Trị đã cho xây dựng ngôi chùa này trên nền nhà cũ của mình.

Khuôn viên chùa rộng khoảng 2.500m², được bao quanh bởi la thành kiên cố, với cửa chính hướng về Kinh thành Huế và dòng sông Đông Ba thơ mộng.

Các công trình chính của Chùa Diệu Đế:

  • Điện Đại Giác: Là trung tâm của ngôi chùa.
  • Trí Tuệ Tịnh Xá: Nằm bên phải chánh điện.
  • Cát Tường Từ Thất: Tọa lạc bên trái chánh điện.
  • Gác Đạo Nguyên: Nằm phía trước điện Đại Giác, hai bên gác là lầu trống và lầu chuông.
  • Hai nhà lục giác gần cổng chính:
    • Nhà bên phải dựng bia khắc thơ vua Thiệu Trị.
    • Nhà bên trái đặt chuông.
  • Khu vực phía sau chánh điện: Gồm hai nhà Tả, Hữu trú gia (3 gian) và Tả, Hữu tăng phòng (5 gian).

Với giá trị văn hóa và kiến trúc độc đáo, Chùa Diệu Đế không chỉ là một địa điểm tâm linh quan trọng mà còn là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử của triều Nguyễn.

(Nguồn: Sưu tầm)

Di tích lịch sử Huế – Đấu trường Hổ Quyền

Đấu trường Hổ Quyền, nằm ở thôn Trường Đá, xã Thủy Biều, TP. Huế, là một công trình kiến trúc độc đáo, mang giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc của triều Nguyễn. Đây là nơi diễn ra các cuộc đấu sinh tử giữa voi và hổ – một nghi thức giải trí cung đình đồng thời thể hiện uy quyền và sức mạnh của triều đại.

Đấu trường được xây dựng vào năm 1830 dưới thời vua Minh Mạng, nhằm tổ chức các cuộc đấu voi-hổ phục vụ nhu cầu giải trí của hoàng gia và lễ nghi tế tự. Các cuộc đấu cũng nhằm huấn luyện voi chiến, vốn là biểu tượng sức mạnh của triều đình.

Đấu trường Hổ Quyền có hình tròn, được xây bằng gạch vồ và đá vôi, đường kính khoảng 44m. Công trình bao gồm:

  • Tường bao quanh cao 4-5m, với hai vòng thành, bên trong là các bậc thang dành cho khán giả ngồi xem.
  • Hai cổng chính:
    • Cổng dành cho voi lớn hơn, rộng rãi.
    • Cổng nhỏ hơn dành cho hổ, thường được khóa kín sau khi đưa hổ vào.
  • Đấu trường trung tâm: Là nơi diễn ra cuộc đấu, với mặt nền rộng và chắc chắn.

Đấu trường không chỉ là nơi giải trí mà còn mang tính biểu trưng cho uy quyền của triều đình, khi voi – tượng trưng cho sức mạnh của nhà vua – luôn chiến thắng trước hổ. Đây còn là một trong các di tích lịch sử Huế đáng khám phá.

(Nguồn: Sưu tầm)

Phu Văn Lâu

Phu Văn Lâu là công trình được triều đình nhà Nguyễn sử dụng để niêm yết các văn bản quan trọng cần công bố cho dân chúng, cũng như kết quả của các kỳ thi Đình, thi Hội. Ngoài ra, nơi đây thường xuyên diễn ra các lễ khánh hỷ mang tầm quốc gia. 

Tòa lầu này cao 11,67m, nổi bật với 16 cột được sơn đỏ đậm và mái ngói ống tráng men vàng, thể hiện nét đặc trưng của kiến trúc cung đình. Dù đã trải qua nhiều lần trùng tu, Phu Văn Lâu vẫn giữ được những nét kiến trúc nguyên bản vốn có. Bạn không nên bỏ qua di tích lịch sử Huế này.

(Nguồn: Sưu tầm)

Những di tích lịch sử Huế nên ghé thăm

Cầu Trường Tiền – Di tích lịch sử Huế

Cầu Tràng Tiền ở Huế, quanh năm soi bóng xuống dòng sông Hương hiền hòa và thơ mộng, là một trong những biểu tượng nổi bật của Cố đô. Theo sử sách, cây cầu này đã trải qua nhiều lần đổi tên, chịu sự tàn phá bởi chiến tranh và được xây dựng, trùng tu qua nhiều thời kỳ. 

Dẫu vậy, di tích lịch sử Huế này vẫn sừng sững tồn tại, như một chứng nhân của thời gian. Đặc biệt, sau Festival Huế năm 2002, cây cầu được trang bị hệ thống đèn đổi màu hiện đại, khiến khúc sông Hương thêm lung linh, cuốn hút mỗi khi đêm về.

(Nguồn: Sưu tầm)

Trường Quốc Học Huế

Trường Quốc Học Huế, với bề dày lịch sử, là nơi ghi dấu những năm tháng học tập chăm chỉ và hoạt động tích cực của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX. Sau những thăng trầm của lịch sử, ngày nay, trường đã trở thành THPT chuyên Quốc Học Huế, một cơ sở giáo dục bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. 

Đối với du khách, đây là một điểm đến check-in độc đáo, với kiến trúc Pháp đặc trưng, lớp sơn màu đỏ hồng nổi bật và không gian bao quanh đầy cây xanh, ghế đá. Vào những ngày mưa, khung cảnh ngôi trường gợi nhớ đến mùa đông của châu Âu, tạo nên một vẻ đẹp thơ mộng và yên bình.

(Nguồn: Sưu tầm)

Bảo tàng Hồ Chí Minh – Di tích lịch sử Huế

Bảo tàng Hồ Chí Minh Huế được thành lập dựa trên nền tảng của Nhà trưng bày về thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau hơn 40 năm xây dựng và phát triển, bảo tàng đã có cơ sở vật chất hiện đại và khang trang. 

Trong thời đại công nghệ 4.0, bảo tàng đã không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, đặc biệt là khu vực trưng bày, nhằm mang đến những trải nghiệm hấp dẫn và thu hút du khách đến tham quan.

(Nguồn: Sưu tầm)

Nhà Lưu niệm Bác Hồ

Tại ngôi nhà này, Nguyễn Sinh Cung (tên gọi lúc nhỏ của Bác Hồ) đã có những năm tháng ấm áp và hạnh phúc bên gia đình. Người cha là một người mẫu mực nhưng cũng rất nghiêm khắc, ngày đêm lo lắng cho việc học hành, trong khi người mẹ tần tảo chăm sóc gia đình và khung cửi. 

Cũng chính nơi đây, ngôi nhà đã chứng kiến những nỗi đau trong cuộc đời của Nguyễn Sinh Cung, bao gồm sự mất mát người mẹ và tiếng khóc khát sữa của em thơ. Vào năm 2020, nhà lưu niệm Bác Hồ đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt. Đây là một trong các di tích lịch sử Huế mà bạn không nên bỏ qua.

(Nguồn: Sưu tầm)

Điện Hòn Chén – Di tích lịch sử Huế

Trước đây, Điện Hòn Chén là nơi thờ nữ thần Po Nagar của người Chăm Pa. Sau khi người Việt tiếp quản, họ thờ bà dưới danh xưng Thánh mẫu Thiên Y A Na, theo tín ngưỡng Thiên Tiên Thánh. Ngoài ra, di tích này còn thờ Thánh Quan Công, Phật và hơn 100 vị thần thánh là đồ đệ của các vị thần lớn trên.

Điện Hòn Chén là một trong các Di tích lịch sử Huế, có khoảng 10 công trình kiến trúc độc đáo, nằm ở lưng chừng sườn Đông Nam của ngọn núi. Hệ thống bậc tam cấp dẫn từ điện xuống bến nước, tạo nên một khung cảnh linh thiêng và thanh tịnh. Mặt bằng kiến trúc của Điện không quá rộng, nhưng rất phân bố hợp lý, bao gồm các khu vực như Minh Kính Đài ở trung tâm, Trinh Cát Viện, Quan Cư, Chùa Thánh bên phải, và các công trình như bàn thờ các quan, dinh Ngũ vị Thánh Bà, động thờ ông Hạ Ban, và am Ngoại Cảnh ở bên trái. Dưới bờ sông là Am Thủy Phú, nằm cuối đường bên trái. Bên cạnh đó, khu di tích còn có một số am và bệ thờ nhỏ khác.

(Nguồn: Sưu tầm)

Không gian văn hóa Lục Bộ

(Nguồn: Sưu tầm)

Vào năm 1879, vua Tự Đức cho xây dựng Chánh Mông Đường, nơi mà vua con Đồng Khánh học tập trong những năm tháng tuổi thơ. Đến năm 1881, nhà vua tiếp tục cho xây dựng Dục Đức Đường. Dưới triều vua Thành Thái, địa điểm này được đổi tên thành Nhà Tôn Học, sau đó trở thành nơi làm việc của Thượng thư Bộ học, và cuối cùng là văn phòng của Phủ phụ chính đại thần.

Không gian văn hóa Lục Bộ, nằm trong quần thể di tích lịch sử Huế, là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa đặc sắc, như giới thiệu về văn hóa Huế, ngự phẩm cung đình Nguyễn, các nghề truyền thống đặc trưng của Huế, cũng như mang đến cơ hội thưởng thức ngự trà và các đặc sản Cố đô Huế.

Huế, với những giá trị văn hóa và lịch sử sâu sắc, luôn là điểm đến lý tưởng cho du khách muốn khám phá và tìm hiểu về di sản dân tộc. Các di tích lịch sử Huế chính là những minh chứng sống động về một thời kỳ huy hoàng, là nguồn cảm hứng cho những ai yêu mến văn hóa và lịch sử. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều gợi ý thú vị để hoàn thiện kế hoạch du lịch cho chuyến đi sắp tới.

Ngoài các di tích lịch sử trên, mảnh đất Cố đô còn thu hút du khách bởi vẻ đẹp của những danh thắng nổi tiếng như sông Hương, núi Ngự Bình, núi Bạch Mã, hồ Tịnh Tâm… Kết thúc hành trình khám phá Huế, bạn có thể tiếp tục chuyến đi đến Hội An, nơi hội tụ vẻ đẹp của những ngôi nhà cổ kính, con người hiền hòa, nền văn hóa độc đáo và ẩm thực ngon tuyệt, mang lại trải nghiệm trọn vẹn cho du khách khám phá dải đất miền Trung.

Tin tức liên quan

Khám phá vẻ đẹp của Công viên Đất Nung Thanh Hà
Điểm đến
Khám phá vẻ đẹp của Công viên Đất Nung Thanh Hà
Công viên Đất Nung Thanh Hà hiện là một trong những điểm đến “hot” nhất tại Hội An, thu hút đông đảo du khách...
Đèn lồng Hội An nét đẹp lãng mạn của phố cổ
Điểm đến
Đèn lồng Hội An nét đẹp lãng mạn của phố cổ
Những chiếc đèn lồng Hội An rực rỡ sắc màu của thường xuyên xuất hiện trong các bức ảnh check-in của du khách, trở...
Khám phá vẻ đẹp di sản của các lăng ở Huế
Điểm đến
Khám phá vẻ đẹp di sản của các lăng ở Huế
Các lăng ở Huế là một hệ thống những công trình kiến trúc độc đáo, thể hiện đỉnh cao nghệ thuật xây dựng dưới...
Điểm qua những cây cầu ở Huế nên ghé thăm một lần
Điểm đến
Điểm qua những cây cầu ở Huế nên ghé thăm một lần
Các cây cầu ở Huế mang trong mình vẻ đẹp đặc trưng của cố đô, mộc mạc và giản dị nhưng đầy chiều sâu...