Chùa Ông Hội An là một điểm tham quan nổi tiếng, thu hút nhiều du khách trong hành trình khám phá phố cổ Hội An. Đây không chỉ là một công trình kiến trúc tâm linh độc đáo mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống của phố Hội xưa. Hãy cùng D&K Travel tìm hiểu về công trình mang giá trị tâm linh đặc biệt này nhé!
Đôi nét về chùa Ông Hội An
Vị trí của chùa Ông
Chùa Ông Hội An, còn gọi là Quan Công miếu, nằm ở số 24 đường Trần Phú, Hội An, Quảng Nam, gần trung tâm phố cổ Hội An. Với vị trí đắc địa này, việc di chuyển đến chùa rất thuận tiện và dễ dàng.
Chùa Ông thờ ai?
Chùa Ông không thờ Phật mà được xây dựng để thờ Quan Vân Trường (hay Quan Vũ), vị tướng tài ba thời Tam Quốc. Ông là hình mẫu lý tưởng, tượng trưng cho triết lý sống cao cả gồm nghĩa, trung, tín, và dũng. Người dân thờ phụng ông như một sự kính ngưỡng, thể hiện sự tôn trọng và ca tụng lòng trung nghĩa, lý đạo, qua đó, các thế hệ có thể noi theo.
Miếu Quan Công Hội An từng được coi là trung tâm tín ngưỡng lớn của Quảng Nam ngày xưa và là nơi mà các thương nhân thường xuyên lui tới để cam kết việc vay nợ, buôn bán, hoặc cầu vận may. Ngày nay, ngôi chùa đã trở thành một trong những điểm tham quan được nhiều người yêu thích khi du lịch Hội An.
Lịch sử về chùa Ông
Theo các tài liệu lịch sử, chùa Ông Hội An được khởi công xây dựng vào năm 1653, thế kỷ 17, khi giao thương và buôn bán ở phố Hội vô cùng hưng thịnh. Thương cảng Hội An đã trở thành nơi hội tụ của giao thương toàn cầu, được nhận xét là một trong những thương cảng quốc tế lớn và sầm uất nhất. Tất cả các thuyền buôn từ nhiều nước khác nhau trên thế giới tập trung về đây để giao lưu, buôn bán và trao đổi hàng hóa.
Trong số đó, nhiều thương nhân người Hoa đã di chuyển đến sinh sống và định cư tại phố Hội. Khi xác định sống lâu dài tại đây, người Hoa đã góp công, góp của xây dựng các ngôi chùa và hội quán lớn nhỏ, nhằm mục đích ban đầu là làm nơi sinh hoạt cho cộng đồng. Chùa Ông Hội An cũng mang đậm nét kiến trúc của người Trung Hoa.
Tính đến nay, chùa Ông Hội An đã được tu sửa qua 6 lần. Mặc dù các đường nét kiến trúc có phần bị mờ nhạt theo thời gian, tổng thể ngôi chùa vẫn giữ được hồn cốt xưa. Năm 1991, chùa Ông được công nhận là Di tích lịch sử và văn hóa cấp Quốc gia, và được xem là trung tâm tín ngưỡng của xứ Quảng. Nơi đây, nhiều thương nhân vẫn thường xuyên lui tới cầu nguyện vận may. Hiện tại, chùa Ông còn được liệt kê vào danh sách các địa điểm du lịch độc đáo nhất của Hội An.
Hướng dẫn đường đến chùa Ông Hội An
Di chuyển từ trung tâm phố cổ Hội An
Xuất phát từ trung tâm phố cổ Hội An, bạn có thể đi theo lộ trình sau: Đi đến đường Cửa Đại. Tiếp tục đến đường Trần Hưng Đạo. Rẽ trái vào đường Nguyễn Huệ. Đi thêm khoảng 240m, chùa Ông sẽ nằm bên trái.
Quãng đường chỉ dài khoảng 1km, mất khoảng 3 – 5 phút di chuyển. Bạn có thể đi bộ hoặc đi xe đạp tùy theo sở thích. Để tiện lợi và có thể ngắm cảnh đẹp dọc đường, bạn nên thuê xe đạp với giá khoảng 40k/chiếc.
Di chuyển từ thành phố Đà Nẵng
Từ trung tâm thành phố Đà Nẵng, bạn có thể chọn các phương tiện như xe máy, taxi, thuê ô tô hoặc xe bus để đến chùa Ông. Nếu muốn tự do và chủ động, bạn nên chọn xe máy hoặc thuê ô tô riêng. Nếu muốn tiện lợi và không phải tìm đường, bạn có thể sử dụng các phương tiện công cộng.
Có nhiều tuyến đường để bạn lựa chọn, nhưng tuyến đường biển qua Võ Nguyên Giáp là phổ biến và được nhiều người lựa chọn nhất. Cụ thể như sau: Từ Cầu Rồng đi qua đường Võ Văn Kiệt. Rồi rẽ phải vào đường Võ Nguyên Giáp. Tiếp tục qua các đường Trường Sa – Lạc Long Quân. Đi theo đường Nguyễn Tất Thành – Lý Thường Kiệt – Thái Phiên. Cuối cùng đến đường Trần Phú, nơi có chùa Ông.
Kiến trúc độc đáo của chùa
Bốn tòa nhà
Bốn tòa nhà chính của ngôi chùa này được xây dựng theo kiểu chữ Khẩu của người Trung Hoa. Các mái nhà được lợp theo kiểu mái ống có tráng men màu.
Phần nóc trên cao gắn hoa chanh đắp rồng, được trang trí bằng các mảnh sành sứ trắng và màu, tạo nên một vẻ đẹp rất công phu và tỉ mỉ.
Cổng chính – tiền sảnh
Điểm đầu tiên mà bạn sẽ chú ý là cổng chính của chùa. Cổng này tạo ấn tượng mạnh mẽ với hình ảnh đuôi rồng uốn lượn như vươn ra giữa bầu trời xanh. Sau khi vượt qua cổng chính, bạn sẽ đi vào khu vực tiền sảnh. Tiền sảnh rộng rãi và được bài trí gọn gàng. Hiện tại, chùa Ông Hội An còn trưng bày nhiều vật phẩm cổ độc đáo.
Một trong số đó là chiếc chuông đồng và chiếc trống gỗ, được cho là từ thời vua Bảo Đại, vẫn được bảo quản và trưng bày đến ngày nay.
Chính điện
Điểm chính và thu hút nhiều sự chú ý nhất đối với du khách là khu vực chính điện của chùa. Tại đây, du khách sẽ thấy bức tượng Quan Vân Trường, với dáng vẻ uy nghi, nét mặt oai nghiêm và sắc sảo. Đôi mắt của tượng hướng về phía trước, tạo nên một cảm giác sức mạnh và quyết định.
Ngoài ra, trong khu vực chính điện còn có tượng Quan Công. Hai bên của ông là tượng Châu Thương và tượng Quan Bình. Bên tả là một con ngựa trắng, còn bên trái là một con ngựa xích thố, hai con ngựa này được tạo hình cao lớn và chân thực như thật. Ngoài ra, trong chùa Ông còn có nhiều câu đối, liên hoàn, hoành phi, tán dương công trạng và ghi nhớ công ơn của Quan Công.
Các hoạt động thu hút khách viếng chùa
Giá trị văn hóa và lịch sử của chùa Ông Hội An
Chùa Ông vẫn lưu giữ nhiều hiện vật cổ có giá trị như bia đá, biểu sắc phong, thượng Quan Công, bức hoành, câu đối, xích thố, bạch mã, và 2 con ngựa, hầu hết đều được bảo quản khá nguyên vẹn.
Đặc biệt, bài thơ Vịnh và bài ngụ ngôn cổ, được sáng tác bởi ông Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm (cha của vị đại thi hào Nguyễn Du) vào năm 1775, vẫn được lưu giữ tại chùa Ông Hội An. Ngoài ra, hai bài hoạ của Nguyễn Lệnh Tân và Uông Sĩ Cư cũng được trưng bày tại đây. Tất cả đều là những di tích quý giá của thế kỷ 18 mà vẫn còn sót lại đến ngày nay.
Lễ hội đặc sắc của chùa
Chùa Ông Hội An luôn thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và tham gia vào các hoạt động và lễ hội hấp dẫn sau đây:
- Lễ hội chùa Ông Hội An đầu xuân: Vào dịp đầu năm, cả người dân địa phương và du khách đều tới chùa để cầu bình an và may mắn cho công việc và cuộc sống của mình. Bạn có thể nhận tờ Xuân liên cầu an và cầu may, hoặc viết lời cầu nguyện của mình lên tờ giấy nhỏ và treo vào giữa những khoanh hương trong chùa. Đi lễ chùa Ông Hội An đầu năm cũng là dịp để mọi người tỏ lòng thành kính với tiền bối và cầu mong một năm mới an lành, thịnh vượng và may mắn.
- Lễ hội vía Ông: Lễ hội này được tổ chức vào ngày 16 tháng giêng âm lịch, là dịp quan trọng để tưởng nhớ và tôn vinh Ông, vị thần tưởng niệm trong tín ngưỡng dân gian.
- Ngày vía Quan Hiển Thành: Được tổ chức vào ngày 24 tháng 6 âm lịch, là dịp để tôn vinh và cầu nguyện cho Quan Công, một trong những vị thần được kính trọng trong văn hóa dân gian.
Những ngôi chùa có nét tương đồng với chùa Ông
Chùa Cầu
Chùa Cầu Hội An, còn được biết đến với tên gọi chùa Cầu Nhật Bản, là biểu tượng đặc trưng của phố cổ Hội An. Nó đã được công nhận là Di tích lịch sử và văn hóa cấp quốc gia và là một trong những địa danh được chọn để in trên tờ tiền 20.000 đồng của Việt Nam.
Chùa Bà Mụ
Gần đây, chùa Bà Mụ đã trở thành điểm check-in cực kỳ hot thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là các bạn trẻ. Sự kết hợp giữa lối kiến trúc cổ xưa và cảnh quan hài hòa xung quanh đã tạo ra một không gian độc đáo, mang lại nhiều bức hình có lượt view cao.
Các địa điểm du lịch gần chùa Ông Hội An
Ngoài việc thăm chùa Ông Hội An, bạn cũng có thể khám phá nhiều điểm thú vị khác xung quanh:
- Chợ Hội An: Chợ nằm cách chùa Ông khoảng 12m, được coi là “thiên đường ẩm thực” với nhiều món ngon và đặc sản của miền Trung, thu hút đông đảo thực khách.
- Hội quán Phúc Kiến: Cách chùa Ông 100m, là một trong ba hội quán nổi tiếng nhất ở Hội An. Với kiến trúc đặc biệt và các điểm check-in phổ biến, đây là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách.
- Nhà cổ Quân Thắng: Cách chùa Ông 240m, nhà cổ này có niên đại hơn 150 năm với kiến trúc Trung Hoa cổ đặc trưng. Những chi tiết tinh tế và di vật quý giá là minh chứng cho sự phồn thịnh của Hội An trong quá khứ.
- Chùa Cầu: Cách chùa Ông 600m, là biểu tượng của Hội An, kết hợp giữa ba nền văn hóa Việt – Nhật – Trung.
- Bảo tàng Văn hóa Dân gian: Cách chùa Ông 250m, trưng bày hơn 200 hiện vật làm từ gốm, giấy, gỗ, sắt, đồng, sứ… tái hiện không khí của Hội An trong quá khứ.
- Di tích Tam Quan chùa Bà Mụ Hội An: Cách chùa Ông 500m, được tu bổ với tổng kinh phí lên tới 1 tỷ đồng, trở thành điểm tham quan hàng đầu với không gian rộng rãi, hồ nước và kiến trúc cổ kính.
Một vài lưu ý bạn nên biết khi ghé thăm chùa
Khi bạn đến tham quan chùa Ông Hội An, ngoài việc tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và kiến trúc của nơi này, hãy nhớ những điều sau đây:
- Thể hiện sự tôn trọng: Chùa Ông không chỉ là một điểm tham quan văn hóa và lịch sử mà còn là nơi thờ cúng linh thiêng. Vì vậy, khi đến thăm, hãy mặc trang phục kín đáo và gọn gàng. Tránh trang điểm quá đậm và hạn chế đùa giỡn, nói chuyện nhỏ nhẹ và lịch sự.
- Tuân thủ quy định: Chùa Ông có các quy định chung, vì vậy hãy tìm hiểu và tuân thủ các quy định này. Không được chạm vào các hiện vật cổ trong chùa và tránh hành vi làm hỏng hoặc làm mất giá trị của chúng.
- Tự ý thức bảo quản: Trong các thời điểm du lịch sôi động, có thể khó kiểm soát tình trạng trộm cắp. Hãy tự ý thức bảo quản tư trang cá nhân của bạn và tránh để chúng bị mất.
Chùa Ông Hội An không chỉ là một trong những điểm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng nổi tiếng, mà còn là điểm đến phổ biến của cả người dân địa phương và du khách. Với màu sắc rực rỡ và nét kiến trúc tinh xảo, ngôi chùa này đã gây ấn tượng mạnh mẽ với vô số người. Nếu có du lịch Hội An, hãy dành thời gian đến và khám phá chùa Ông Hội An để trải nghiệm sự linh thiêng và vẻ đẹp đặc biệt của nó nhé!