Bánh tổ Quảng Nam là một món bánh truyền thống và là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam. Đây là món ăn tinh thần không thể thiếu trong dịp Tết của người Hoa và nhiều địa phương miền Trung Việt Nam. ngày nay, món bánh này đã trở thành một món đặc sản làm quà khi du lịch đến xử Quảng. Vậy bánh tổ là gì, chúng có nguồn gốc từ đâu và cách làm như thế nào? Hãy cùng D&K Travel giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu về Bánh tổ Quảng Nam

Bánh tổ Quảng Nam là một loại bánh được làm từ bột gạo nếp, thường được dùng để dâng lên mâm cúng lễ theo văn hóa của người Trung Quốc. Ngoài ra, loại bánh này cũng có thể được sử dụng như một món ăn tráng miệng hoặc ăn vặt hàng ngày.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, nếu trên mâm lễ cúng của người Việt không thể thiếu bánh chưng, bánh tét, thì đối với người Hoa, trên bàn thờ cũng phải có sự hiện diện của món bánh này. Không chỉ là một loại bánh truyền thống của Trung Quốc, sau khi được du nhập vào Việt Nam, bánh tổ đã trở thành một món đặc sản của vùng đất Quảng Nam. Ở Quảng Nam, có rất nhiều nơi làm bánh, nhưng ngon nhất và có từ lâu đời nhất vẫn là bánh tổ ở Hội An. Món bánh cổ truyền này đã đi qua bao nhiêu tháng năm cùng với phố cổ, do đó mới có câu: “Nem chả Hòa Vang/ Bánh tổ Hội An/ Khoai lang Trà Kiệu/ Thơm rượu Tam Kỳ”.

Trước đây, nhiều gia đình ở Hội An chỉ làm món bánh này vào những ngày lễ Tết, nhưng giờ đây,  bánh tổ Quảng Nam đã được bày bán hàng ngày trên khắp các khu chợ lớn nhỏ. Nếu có dịp đến với phố đèn lồng Hội An và thưởng thức những miếng bánh đặc sản xứ Quảng này, thì còn gì tuyệt vời hơn.

Giới thiệu về Bánh tổ Quảng Nam (Nguồn: Sưu tầm)

Nguồn gốc bánh tổ Quảng Nam

Bánh tổ xuất hiện ở Hội An từ khá lâu, có lẽ cùng thời với sự ra đời của các khu phố cổ. Bánh được người Hoa du nhập vào Hội An, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam từ thế kỷ 16-17 và tồn tại đến ngày nay, trở thành một món đặc sản có truyền thống lâu đời trong dịp Tết của người dân xứ Quảng.

Có những giả thuyết cho rằng bánh tổ Quảng Nam do vua Quang Trung sáng tạo ra, nhưng thực chất không phải vậy. Qua hàng trăm năm, món bánh này đã trở thành món lộc đầu năm của nhiều gia đình sau khi được hạ xuống khỏi bàn thờ ông bà tổ tiên. Tên gọi “bánh tổ” tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng suốt cả năm, nên nó cũng thường được ăn vào ngày Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm của người dân phố Hội, ăn bánh như nhận lộc lành từ ông bà tổ tiên. Những miếng bánh cũng mang ý nghĩa giúp cho cả gia đình gắn kết, sum vầy bên nhau.

(Nguồn: Sưu tầm)

Cách làm bánh tổ

Nguyên liệu

Nếu bạn đã từng ăn thử loại bánh này, bạn sẽ cảm nhận được độ dẻo dai, bám dính của bánh cùng với hương vị rất ngọt. Bánh tổ Quảng Nam có hương vị đặc trưng như vậy là do được làm chủ yếu từ bột gạo nếp và đường. Ngoài ra, nguyên liệu làm bánh có thể thêm gừng, mè hoặc đậu đỏ tùy theo bí quyết của từng người làm bánh.

Để bánh được ngon, người làm bánh phải chọn loại gạo nếp hạng nhất, dẻo thơm và được chọn lựa từ mùa trước sau đó đem phơi khô, cất kỹ. Đường sử dụng là loại đường bát, một đặc sản của Quảng Nam. Ngoài ra, còn hai nguyên liệu không thể thiếu trong bánh là gừng và hạt mè. Mè khô được đãi sạch, phơi nắng rồi mang đi rang đều tay, còn gừng thì giã nhỏ và lọc lấy nước.

(Nguồn: Sưu tầm)

Các công đoạn làm bánh

Bánh tổ sử dụng ít nguyên liệu nên cách làm cũng rất đơn giản. Trước khi bắt tay vào làm bánh, nếp cần phải phơi thật khô rồi mới đem xay mịn thành bột. Đường bát thì tán nhỏ để nấu thành nước đường. Sau đó, trộn đều bột nếp với nước đường theo tỷ lệ phù hợp.

Trước khi đổ vào khuôn, pha vào hỗn hợp bột một chút nước gừng. Khuôn bánh thường được đan bằng tre, trông giống như cái rọ. Lá chuối dùng để lót khuôn bánh cũng được chọn lựa cẩn thận, rửa sạch, cắt rồi lót dưới đáy khuôn.

Tiếp tục sử dụng một cái nồi to để hấp bánh. Đặt một tấm vỉ tre có chu vi bằng với chu vi nồi ở giữa, rồi đổ nước phía dưới. Sau đó, xếp khuôn bánh lên trên và hấp liên tục trong khoảng hơn 2 giờ là hoàn thành.

Để kiểm tra bánh đã chín hoàn toàn hay chưa, dùng đũa đâm vào bánh. Nếu bột bánh không bị trào ra là bánh đã chín. Khi bánh chín, nhanh tay vớt ra và rắc thêm một chút mè lên phía trên mặt bánh, lúc này bánh còn nóng nên mè sẽ dính chặt và đều đặn.

Cuối cùng, đem bánh đi phơi khoảng 1-2 nắng để thu được những chiếc bánh đậm đà phong vị quê hương.

Gần đây, nhiều lò bánh tổ Quảng Nam còn làm bánh với hình thỏi vàng và cá chép để thu hút người mua hơn, nhưng nhiều người vẫn ưa chuộng mẫu bánh truyền thống, mộc mạc và giản dị hơn.

(Nguồn: Sưu tầm)

Những cách thưởng thức bánh tổ Quảng Nam thơm ngon

Bánh tổ Quảng Nam có thể được ăn sống, nướng hoặc chiên giòn, mỗi cách thưởng thức lại mang đến những trải nghiệm hương vị khác nhau. Khi ăn sống, đầu lưỡi sẽ cảm nhận ngay vị ngọt thanh của đường hòa cùng chút cay cay của gừng và sự mềm dẻo của nếp.

Nếu nướng bánh trên lửa than, hương thơm đặc trưng của nếp và đường sẽ dậy lên, càng nóng bánh càng ngọt và dẻo hơn. Thưởng thức bánh nướng kèm với bánh tráng sẽ tạo ra một sự kết hợp tuyệt vời.

Bánh tổ Quảng Nam mới ra lò là ngon nhất khi muốn ăn ngay. Đối với bánh để qua tháng Giêng, nếu muốn đổi khẩu vị, bạn có thể chiên nóng giòn, vàng ươm. Chính vì thế mà nhiều nơi truyền miệng nhau rằng: “Ra giêng nhà nhà chiên bánh tổ”. Một số người thích cắt bánh thành những lát mỏng rồi chiên giòn. Những miếng bánh chiên phồng, thơm phức và giòn tan trong miệng.

Những miếng bánh chiên gợi nhớ một góc ký ức khó quên của nhiều người con xa xứ, bôn ba nơi đất khách quê người. Mỗi khi đến tháng Giêng, họ lại nhớ đến những lát bánh chiên giòn do bàn tay của mẹ, của bà tỉ mỉ chiên vàng, mang lại hương vị tuổi thơ khó quên.

(Nguồn: Sưu tầm)

Những địa điểm mua bánh tổ Quảng Nam uy tín, chất lượng

Bà Ba Hội

Bánh tổ, một trong những đặc sản nổi bật của phố cổ Hội An, Quảng Nam, luôn thu hút du khách bởi hương vị đặc trưng và đậm đà. Tại quán Bà Ba Hội, món bánh này là loại bánh yêu thích của nhiều người. Bánh được làm từ nếp thượng hạng, hòa quyện với vị ngọt và thơm của đường mía và gừng. Với công thức gia truyền, mỗi chiếc bánh tại đây đều đảm bảo chất lượng tốt nhất. Mỗi chiếc bánh có trọng lượng khoảng 600g, gồm nếp và các gia vị khác.

Địa chỉ: Tổ 9, Khu phố Đoan Trai, P. Tân Thạnh, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam

Chợ Hội An

Nếu bạn ghé thăm Hội An và muốn mang theo bánh tổ làm quà, đừng bỏ qua Chợ Hội An – nơi có loại bánh đặc sản hấp dẫn. Trước đây, bánh này chỉ xuất hiện vào dịp lễ Tết, nhưng hiện nay đã có sẵn quanh năm để du khách mang về.

Bánh ở Chợ Hội An, cùng với bánh chưng và bánh tét từ miền Bắc và miền Nam, đều là những món đặc sản truyền thống trong các dịp Tết cổ truyền. Để tạo ra chiếc bánh thơm ngon, người làm thường sử dụng bột nếp thơm kết hợp với đường, sau đó trộn đều và nhồi kỹ. Nước gừng được thêm vào để tăng cường hương vị. Bánh thường được đặt trong khuôn làm từ tre và lá chuối khô.

Dù bạn đến Chợ Hội An vào bất kỳ thời điểm nào, bạn đều có thể thưởng thức món bánh ngon này. Bánh có thể giữ được lâu nên là lựa chọn tuyệt vời làm quà tặng cho gia đình, bạn bè, hoặc đối tác khi bạn thăm quan.

Địa chỉ: 19 Trần Phú, Cẩm Châu, TP. Hội An, Quảng Nam

Lò bánh Ông Hai Đồng

Lò bánh Ông Hai Đồng được biết đến như một gia đình làm bánh truyền thống lâu đời tại vùng đất Quảng. Nếu bạn ghé thăm cảnh đẹp của Quảng Nam, hãy ghé qua lò của Ông Hai Đồng. Nơi này có nhiều loại bánh ngon, đặc biệt là bánh tổ Quảng Nam, cùng với bánh ít lá gai, xu xê, bánh thuẫn và bánh đậu xanh.

Những chiếc bánh của ông được làm thủ công, gói bằng lá chuối tươi, nếp thơm cùng nhiều gia vị khác. Cửa hàng bánh tuy giản dị nhưng chất lượng bánh thì không thể chê được.

Mỗi ngày, quán bánh tổ của ông rất đông khách, vì vậy bạn cần đến sớm hoặc có thể gọi điện để đặt trước. Mỗi chiếc bánh mang hương vị truyền thống, đặc sản của vùng đất Quảng Nam.

Địa chỉ: Tổ 5, KP. Hương Sơn, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam

Bánh tổ Cô Hạnh

Bánh tổ tại Cô Hạnh được làm từ những nguyên liệu đơn giản và mộc mạc như gạo nếp và đường. Quy trình chế biến bánh hoàn toàn thủ công, tạo nên hương vị đặc trưng với vị ngọt của đường, vị thơm của nếp và vị ngon của vừng. Bánh tổ Quảng Nam là một món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ Tết truyền thống, lễ lớn hay các ngày rằm âm lịch hàng tháng. Bạn có thể dễ dàng mua bánh tổ bất cứ lúc nào tại quán Cô Hạnh.

Quán lựa chọn những chiếc bánh tổ Quảng Nam được làm thủ công bởi những người dân gốc Quảng. Để đảm bảo chất lượng, hãy gọi điện đặt bánh trước 2 tiếng để có thể chọn những chiếc bánh tươi mới, thơm ngon nhất trong ngày. Bạn có thể bảo quản bánh ở những nơi khô thoáng hoặc trong ngăn mát của tủ lạnh để bánh giữ được lâu hơn.

Địa chỉ: Chợ Tam Kỳ, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam

Bánh Ngọc Hồ

Quán Bánh Tổ Ngọc Hồ là một trong những địa điểm nổi tiếng hiện nay, chuyên cung cấp các loại đặc sản Quảng Nam phục vụ du khách mua về làm quà. Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy nhiều loại đặc sản thơm ngon như bánh tổ Quảng Nam và nhiều món khác.

Bánh tổ tại quán được sản xuất với quy trình an toàn, đảm bảo chất lượng. Nhân viên có nhiều kinh nghiệm sẽ làm ra những chiếc bánh ngon, đậm đà. Khách hàng khi đến quán có thể mua sắm một cách nhanh chóng, dễ dàng lựa chọn với giá cả cạnh tranh nhất.

Giá bán một chiếc bánh tổ tại quán hiện chỉ từ 55.000 VNĐ, với thành phần cơ bản là bột nếp, đường và mè. Bạn có thể bảo quản bánh trong vòng 4 tháng kể từ ngày sản xuất. Với những ưu điểm và ưu đãi hấp dẫn, quán Bánh Tổ Ngọc Hồ là điểm đến không thể bỏ qua khi bạn ghé thăm Quảng Nam.

Địa chỉ: 40 Trần Thị Lý, TT. Nhà Bàng, Hiệp Đức, Quảng Nam

Bánh tổ Quảng Nam không chỉ là một món ăn truyền thống mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người dân xứ Quảng. Với hương vị đặc trưng, quy trình chế biến thủ công và chất lượng đảm bảo. Dù bạn chọn mua bánh tổ làm quà tặng hay để thưởng thức cùng gia đình, đây chắc chắn sẽ là một lựa chọn tuyệt vời. Hãy ghé thăm Quảng Nam, thưởng thức và mang về những chiếc bánh tổ thơm ngon, đậm đà hương vị truyền thống này nhé.

Tin tức liên quan

Ghé thăm làng truyền thống bánh khô mè Cẩm Lệ
Đặc sản
Ghé thăm làng truyền thống bánh khô mè Cẩm Lệ
Làng nghề bánh khô mè Cẩm Lệ ở Đà Nẵng nổi bật với quy trình sản xuất bánh thủ công tỉ mỉ. Đây là...
Khám phá hương vị đặc sắc của bánh ram ít Huế
Ăn Uống
Khám phá hương vị đặc sắc của bánh ram ít Huế
Bánh ram ít là một món ăn dân dã quen thuộc với người dân Huế. Khi nhắc đến ẩm thực Huế, khó ai có...
Bỏ túi ngay 10 địa chỉ bán tôm chua Huế uy tín, chuẩn vị
Ăn Uống
Bỏ túi ngay 10 địa chỉ bán tôm chua Huế uy tín, chuẩn vị
Mắm tôm chua Huế, tuy là một món ăn dân dã, nhưng lại ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng những ai từng thưởng...
Thưởng thức hến xúc bánh tráng món ăn đậm chất Cố đô
Ăn Uống
Thưởng thức hến xúc bánh tráng món ăn đậm chất Cố đô
Hến xúc bánh tráng là một món ăn dân dã, bắt nguồn từ miền Trung đầy nắng và gió. Không chỉ giúp bồi bổ...