Bài chòi Hội An là một trò chơi dân gian, mang hơi thở cuộc sống của người dân các tỉnh miền Trung nói chung và Hội An nói riêng. Bài chòi bắt nguồn từ quá trình lao động sản xuất, giao thoa nghệ thuật và văn hóa. Loại hình nghệ thuật này đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của nhiều tầng lớp nhân dân. Bài chòi Hội An cũng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.
Bài chòi Hội An là gì ?
Bài chòi Hội An là một loại hình nghệ thuật dân ca và trò chơi đặc trưng của miền Trung Việt Nam. Sau này bài chòi được phát triển thành một loại hình sân khấu ca kịch. Nổi bật nhất vẫn là bài chòi của người dân Quảng Nam.
Loại hình nghệ thuật này trước đây chỉ tổ chức và dịp Tết hay lễ hội. Hiện nay, bài chòi được diễn ra mỗi đêm tại phố cổ. Bài chòi lưu giữ được bản sắc cũng như các giá trị độc đáo của cư dân các tỉnh miền Trung. Vì thế, loại hình này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Bài chòi Hội An có gì hấp dẫn ?
Bài chòi vốn là nét văn hóa không thể bỏ qua khi đến phố cổ. Loại hình này dường như đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân nơi đây cũng như du khách. Cứ đến gần xế chiều thì là lúc mọi người dựng chòi, kê ván chuẩn bị hát bài chòi.
Người ra hiệu trong này là anh Hiệu, chị Hiệu. Trò chơi này chơi cũng rất dễ, chỉ cần du khách chú ý đến anh Hiệu, chị Hiệu. Không chỉ được thưởng thức mà du khách còn thể tham gia trò chơi. Bài chòi chỉ khác lô tô ở chỗ ra hiệu hát. Nên người chơi cứ tưởng tượng mình đang chơi lô tô thì sẽ dễ chơi hơn.
Cách thức trình diễn bài chòi Hội An
Bài chòi Hội An được hiểu sơ qua là chơi bài trên chòi. Chơi bài chòi người ta thường dựng 10 chòi con và 1 chòi trung tâm. Người chơi sẽ ngồi trong 10 chòi con. Chòi chính giữa thì anh Hiệu hoặc chị Hiệu sẽ ngồi. Bộ bài dùng để chơi bài chòi là bộ tam cúc cải tiến. Bộ này có 33 lá gồm các tên như nhứt nọc, nhì nghèo, ông ầm,… được vẽ trên giấy và dán vào thẻ tre.
Mỗi thẻ tre thì dán 3 con bài không trùng lặp nhau. Bộ bài thì có 3 pho là pho văn, pho vạn, pho sách. Bộ bài 33 lá nên người ta thêm 3 lá ông ầm đen, tử cẳng đen và cửu điều đen để đủ bộ.
Vào cuộc chơi thì anh Hiệu hoặc chị hiệu xốc ống, rút ra một con và xướng tên con bài đó. Khi đọc tên con bài thì anh Hiệu còn đọc thêm câu ca dao hoặc câu thai để gây hấp dẫn. Chòi nào có con bài thì gõ mõ ra hiệu cho anh Hiệu.
Nếu chòi nào trúng 3 con bài thì chòi đó “tới”. Anh Hiệu sẽ mang khay rượu và lá cờ nhỏ để trao thưởng cho người trúng. Mỗi lần Thắng thì chòi đó sẽ được cắm một cây cờ lên chòi. Để trò chơi thêm hào hứng còn có đờn cò, kèn, trống,… tấu khi có người “tới”
Bài chòi Hội An – Nét văn hóa cần được bảo tồn và phát huy
Bài chòi có nhiều câu hát nhân rất hay. Nó vừa mang tính giáo dục vừa tôn trọng đạo lý làm người. Bài chòi mang hơi thở truyền thống, có tính giáo dục, răn đe. Vì vậy nó dường như đã trở thành món ăn không thể thiếu của người dân hay du khách.
Hằng đêm, bên dòng sông Hoài, bài chòi như điểm nhấn cho ấn tượng nơi phố cổ. Bài chòi giờ đây không chỉ bó hẹp trong không gian nhỏ nữa. Hiện nay, bài chòi đã được biểu diễn trên các sân khấu lớn. Thậm chí còn giao lưu với nhiều quốc gia trên thế giới.
Bài chòi Hội An cũng đã có công rất lớn khi quảng bá được nét văn hóa đến du khách. Nhờ đó mà Hội An mang về lượng du khách rất lớn. Tháng 12/2017 bài chòi Hội An đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây là dấu hiệu tốt du khách có thể biết đến Việt Nam nhiều hơn. Một phần giúp cho Việt Nam nổi tiếng hơn, đến gần với du khách quốc tế.
Bài viết đã giới thiệu bài chòi Hội An – nét văn hóa phố cổ không thể bỏ qua . Hi vọng những thông tin này sẽ giúp quý khách biết thêm về nét văn hóa đặc trưng của người dân miền Trung.
Cùng trải nghiệm hát bài chòi với Tour Hội An 1 ngày chỉ 320k
Khám phá tiên cảnh Bà Nà Hill với Tour Bà Nà chỉ 790k